11 Jul 2012

CRM giúp doanh nghiệp tăng doanh thu như thế nào?

Một trong các yếu tố ảnh ưởng tới doanh thu của một doanh nghiệp đó chính là lượng khách hàng tiềm năng và tỷ lệ khách hàng tiềm năng trở thành khách hàng. Số lượng khách hàng tiềm năng nhiều và đặc biệt là tỷ lệ khách hàng tiềm năng trở thành khách hàng cao là mong đợi của mọi doanh nghiệp. Với các chức năng được trang bị trong một phần mềm CRM nói chung và phần mềm SugarCRM nói riêng thì việc tìm kiếm và chăm sóc khách hàng của một doanh nghiệp sẽ trở nên chuyên nghiệp hơn, hiệu quả hơn. Từ việc được chăm sóc thường xuyên và chuyên nghiệp, các cơ hội từ khách hàng cũ và khách hàng mới theo đó sẽ tăng lên. Đây là lí do chính mà một phần mềm CRM giúp doanh nghiệp gia tăng doanh thu.
Ngoài ra một số lợi ích khác của CRM có thể liệt kê ở đây như: một khi thông tin khách hàng được quản lý tập trung thì hiệu quả làm việc của nhân viên kinh doanh sẽ tăng lên, không còn cảnh bị "miss" thông tin khách hàng, cảnh chạy đôn chạy đáo, lục tung mớ giấy tờ hỗn độn để tìm lại thông tin liên quan khách hàng, rồi việc chia sẻ, cập nhật thông tin khách hàng giữa các bộ phận, phòng ban cũng sẽ được xuyên suốt hơn, nhất quán hơn, bảo mật hơn.

ĐÔI KHI KINH NGHIỆM LẠI GIẾT CHẾT MÌNH


Ngay khi chú cá nhìn thấy thức ăn rơi xuống, chú sẽ lao đến góc bể, đớp lấy rồi bơi đi. Một ngày nọ, cậu bé tinh nghịch nghĩ ra trò chơi với con cá. Cậu mang đến một miếng kính trong suốt để ngăn giữa con cá và chỗ thức ăn chú thả xuống . Như thường lệ, chú cá nhìn thấy thức ăn hí hửng bơi ngay đến, đâm sầm vào tấm kính trong suốt nhưng không thể nào đớp được thức ăn.

 Nó không thể hiểu tại sao mình lại không thể làm được điều đó. Nó cứ cố gắng, rồi cố gắng rồi sau cùng đành từ bỏ ý định và không bơi đến góc bể nữa. Cảm giác tội nghiệp, cậu bé cũng quyết định từ bỏ trò chơi tinh nghịch của mình nên đã tháo tấm kính ngăn đi rồi lại tiếp tục cho thức ăn vào như mọi ngày. Chú cá vẫn bơi lội trong bể, nhìn thấy thức ăn nhưng không động đến nó. Trong khi đó một chú cá khác nhìn thấy mồi ngon rơi xuống liền đớp lấy rồi bơi đi. Một ngày con cá tội nghiệp kia bị chết...

      Theo bạn điều gì đã giết chết con cá ?Có phải vì đói không ? Thực ra con cá  không chết đói. Nó chết vì kinh nghiệm của mình.

      Có một số người cũng giống chú cá này. Họ quen với việc làm theo một cách cụ thể, phát triển theo những khuôn mẫu nhất định. Họ cũng đã từng thành công khi sử dụng những cách thức này. Tuy nhiên, cùng với sự thay đổi của thời gian, họ lại không sẵn sàng thay đổi mà vẫn tiếp tục sử dụng những cách thức cũ, tiếp tục nỗ lực hết mình nhưng không thể nào đạt được kết quả như mong đợi. Họ không thể hiểu điều gì đã xảy ra. Cuối cùng họ từ bỏ suy nghĩ và không thể thành công được nữa. Sau một thơi gian, ai đó khác sẽ đến thực hiện công việc theo một cách thật đơn giản nhưng lại đạt kết quả và tiếp tục thành công. Đây chính là lúc sự thất bại nặng nề xuất hiện bởi việc quá phụ thuộc vào kinh nghiệm của mình nhưng chính kinh nghiệm này lại giết họ.

      Hãy suy ngẫm một chút về câu chuyện nhỏ này. Nhẹ nhàng nhưng cũng thật khốc liệt và sâu xa. Chúng ta nên tự quản lý bản thân với lòng dũng cảm, sự chín chắn và những kinh nghiệm sáng tạo trong những giai đoạn biến động của thời cuộc. Thách thức chính ở chỗ chúng ta phải nhìn nhận, sáng tạo và định hướng lại bản thân cho tương lai, để có thể lãnh đạo hòa hợp và thích nghi nhanh với sự thay đổi.
Theo Tạp chí Marketing

10 Jul 2012

Câu chuyện CRM & bài học kinh nghiệm triển khai CRM


Cách đây trên một năm tại công ty A&M một công ty chuyên kinh doanh hàng điện tử - điện lạnh tại Mỹ, John một lãnh đạo cao cấp đã quyết định triển khai ứng dụng CRM tại doanh nghiệp của mình.

Tại sao lại là CRM mà không phải là một phần mềm khác?
Đầu năm 2006, John tiếp nhận vị trí CEO tại A&M. Ông cảm thấy mình không thể nào điều hành nổi công việc bán hàng tại A&M nếu không dùng phần mềm CRM bởi:
Đội trưởng các nhóm bán hàng của ông phải mất một ngày trời mới tổng hợp được dữ liệu báo cáo bán hàng của họ để nộp lên ông vào cuối tuần do các dữ liệu về khách hàng vẫn được lưu phân tán trong các File Excel do mỗi nhân viên bán hàng quản lý.
Nội dung báo cáo về các cơ hội bán hàng lại không rõ ràng và rất mù mờ chung chung như kiểu: Rất khả quan, có khả năng ký kết hợp đồng sớm… Mà không hề có một bằng chứng hoặc một hoạt động giao dịch của nhân viên bán hàng với khách hàng được ghi lại để chứng tỏ điều đó.
Nhân viên của ông phải mất hàng tuần để tập hợp dữ liệu về khách hàng trong mỗi chiến dịch Marketing. Sau mỗi chiến dịch bán hàng họ phải mất từ 1 đến 2 tháng để trả lời các câu hỏi của ông chẳng hạn như: Có bao nhiêu khách hàng tiềm năng được gửi thư? Bao nhiêu người phản hồi? Bao nhiêu cơ hội bán hàng được hình thành trong chiến dịch này? Bao nhiêu cơ hội chiến thắng? Ai là người bán hàng giỏi nhất sau mỗi chiến dịch? v.v...
Một vài người bạn của ông cũng dùng sản phẩm của A&M đưa ra một vài lời phàn nàn ông thấy rất đúng và họ cũng khẳng định đã gửi phản hồi tới phòng có trách nhiệm. Nhưng trong các báo cáo của phòng này lại không thấy có những phản hồi loại đấy. Như vậy rõ ràng có những phản hồi của khách hàng bị bỏ sót hoặc bi “lãng quên” trong quá trình quản lý. Ông đã quyết định những ứng dụng CRM là rất cần thiết để giải quyết những vấn đề đang tồn tại đó trong doanh nghiệp của mình. Sau đây là tâm sự của John khi triển khai phần mềm CRM trong A&M.

Đâu là những khó khăn John gặp phải?
Đầu tiên, chúng tôi gặp phải rất nhiều khó khăn. Những thông tin doanh nghiệp có được quản lý rải rác ở nhiều nơi, một phần cũng vì chúng tôi từng là một công ty lớn, trước khi co hẹp lại và bán đi một số. Chúng tôi vẫn duy trì hệ thống quản lý cũ đồng thời với việc thêm mới thông tin vào cơ sở dữ liệu. Điều này dẫn đến tình trạng rất khó quản lý. Và ý tưởng về việc tập trung toàn bộ thông tin dữ liệu này để quản lý tại một nơi đã ra đời.

Việc thực hiện ứng dụng CRM của công ty A&M diễn ra như thế nào?
Chúng tôi bắt đầu triển khai ứng dụng CRM. Với nhân viên tư vấn và hỗ trợ khách hàng, việc triển khai rất dễ dàng. Với nhân viên kinh doanh, tôi làm cho họ hiểu giá trị của CRM. Sau đó chúng tôi đưa ra một loạt các quy định hành chính mang tính bắt buộc về việc nhân viên kinh doanh phải tuân thủ việc nhập dữ liệu vào phần mềm CRM hàng ngày. Chúng tôi tiến hành thu thập dữ liệu từ nhiều nơi khác nhau vào phần mềm. Chúng tôi hoàn tất công việc với hơn 26.000 tổ chức.

Những phần thưởng xứng đáng
Lợi ích lớn nhất có được chính là chúng tôi có nguồn thông tin chính xác, thống nhất, và cập nhật về tất cả các khách hàng của mình, bao gồm cả dữ liệu từ đối tác mà trước đây thường không rõ ràng do hệ thống kênh hai chiều. Chúng tôi cũng có thể thực hiện việc theo dõi và quản lý những thay đổi về sản phẩm. Đồng thời, tôi có thể theo dõi công việc giao dịch của các nhân viên bán hàng, có thể xem báo cáo của từng người, từng nhóm, hay của cả công ty.

Những bài học kinh nghiệm từ việc ứng dụng CRM:
- Phải có một người lãnh đạo. Người hiểu mọi vấn đề khó khăn, nhận thức được lợi ích và hiểu được tầm quan trọng của việc ứng dụng CRM trong toàn doanh nghiệp.
- Phải có những quy định chặt chẽ cũng như tính kỷ luật đối với những nhân viên bán hàng, các cơ hội bán hàng, các phản hồi, các giao dịch…vào cơ sở dữ liệu.
- Chấp nhận tốn thời gian. Triển khai CRM có thể mất tới hàng tháng, hàng năm chứ không phải hằng tuần hay một vài ngày. Để ứng dụng CRM được thực hiện thành công, nhà quản lý và cộng sự cần dành thời gian và tâm huyến cho việc thực hiện đó.
- Hợp nhất hóa và đơn giản hóa. Hãy tập trung dữ liệu của doanh nghiệp về một nơi, sau đó phân tích dữ liệu để khai thác tốt nguồn dữ liệu này.

Lược dịch và biên soạn lại từ crmVietnam.com




9 Jul 2012

CRM cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Càng hiểu biết về khách hàng, bạn càng tiếp thị được tốt hơn các sản phẩm và dịch vụ của mình, vì bạn biết chính xác những khách hàng mục tiêu của bạn cần gì và muốn gì.

CRM là sự kết hợp của những chiến lược, phương pháp và thực tiễn nhằm thu thập thông tin khách hàng, rồi hệ thống những thông tin đó lại, sao cho bạn và nhân viên của bạn đều có thể dễ dàng truy nhập được.

Như vậy bất kì doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ đều được hưởng lợi khi áp dụng CRM,nhưng các doanh nghiệp nhỏ không nhất thiết phải mua những phần mềm CRM chuyên dụng, đắt tiền mới có thể áp dụng CRM vào hoạt động kinh doanh của mình.

Trước đây, khi công nghệ thông tin chưa phát triển, việc thu thập và hệ thống thông tin khách hàng rất khó thực hiện. Bạn phải viết và lưu tất cả ra giấy, bao gồm thông tin liên lạc khách hàng, đơn đặt hàng, hoá đơn, chứng từ v.v… Bạn có thể hình dung được mỗi khi cần, việc truy xuất thông tin khách hàng là rất phức tạp và mất nhiều thời gian. Giả sử bạn cần lập một danh sách những khách hàng tiềm năng có độ tuổi 30-35, đã có gia đình, có lẽ bạn sẽ chìm trong đống hồ sơ về khách hàng suốt một tuần cũng không xong. Còn với những tập đoàn lớn, công việc này hoàn toàn bất khả thi.

Ngày nay, mọi việc đã trở nên dễ dàng hơn rất nhiều, nhờ có sự phát triển của công nghệ thông tin và những phần mềm chuyên dụng. Với một vài cú nhấp chuột, bạn có thể phân loại và thiết lập bất kì danh sách khách hàng nào bạn muốn, theo nhiều tiêu thức đa dạng như tuổi tác, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân v.v... Những phần mềm như vậy được gọi là phần mềm CRM.

Trở lại câu hỏi “CRM có cần thiết với doanh nghiệp nhỏ hay không?” Câu trả lời rất rõ ràng: “Có”. Hơn bao giờ hết, ngày nay các doanh nghiệp nhỏ phải chấp nhận cạnh tranh với những công ty lớn mới có thể mở rộng sản xuất, kinh doanh. Một trong những thế mạnh của các doanh nghiệp nhỏ so với các công ty lớn là các doanh nghiệp nhỏ có thể xây dựng những mối quan hệ cá nhân với từng khách hàng.Một hệ thống CRM tốt là một hệ thống có thể làm tốt công việc chăm sóc quan hệ cá nhân với từng khách hàng thật hiệu quả.

7 Jul 2012

NHỮNG BÍ QUYẾT ĐỂ TRỞ THÀNH NGƯỜI BÁN HÀNG XUẤT SẮC


1. Người bán hàng xuất sắc là người nhận biết được giá trị và sức mạnh của tiêu chí bán hàng: 
  • Luôn quý mến khách hàng 
  • Đối xử với khách hàng như người bạn tốt nhất của mình 
  • Lắng nghe và thấu hiểu nhu cầu của khách hàng 
  • Sẵn sàng cung cấp sản phẩm bất cứ khi nào khách hàng muốn 
2. Đặt mình vào vị trí của khách hàng và trả lời câu hỏi “Nếu tôi là khách hàng, sản phẩm/dịch vụ này sẽ đem lại lợi ích gì cho tôi?”

3. Giữ đúng lời hứa của mình để thu hút nhiều khách hàng hơn.

4. Không nói nhiều về bản thân mình. Thay vào đó, luôn tập trung tìm hiểu và lắng nghe khách hàng.

5. Không bao giờ gặp người có quyền quyết định mua hàng mà không có sự chuẩn bị chu đáo.

6. Việc bán hàng giống như câu cá. Sự thành công của người bán hàng xuất sắc thể hiện qua khối lượng cá của buổi đi câu.

7. Luôn chỉ cho khách hàng thấy những lợi ích bằng tiền mà mình mang đến cho họ thông qua sản phẩm của công ty mình.

8. Không biện minh cho thất bại của mình.

9. Biết cách lấy được cuộc hẹn với khách hàng nhằm có được đơn đặt hàng mang doanh thu vể cho công ty.

10.Luôn đặt trước những vị trí ngồi tốt nhất và thoải mái nhất khi tiếp đãi khách hàng.

11.Đến buổi tiệc không phải để thưởng thức các món ăn mà để có được sự hứa hẹn của khách hàng và để tiến đến những cuộc hẹn tiếp theo.

12.Biết lúc nào là thích hợp để đặt câu hỏi đánh trúng vào cái tôi tâm lý của khách hàng.

13.Luôn thăm dò ý kiến phản đối của khách hàng và biến chúng trở thành mục tiêu bán hàng.

14.Luôn có kế hoạch xúc tiến công việc mới khi đang thực hiện công việc hiện tại.

15.Phải biết rằng bất kỳ 1 người nào cũng có khả năng giúp đỡ hoặc gây tổn hại đến công việc kinh doanh của mình.

16.Nhạy bén trong việc nắm bắt những tín hiệu mua hàng và có niềm tin vững chắc vào sự thành công của thương vụ.

17.Bán những điểm khác biệt trong sản phẩm của mình.

18.Luôn nghĩ đến khách hàng và mong muốn làm việc với khách hàng mọi lúc mọi nơi.

19.Không đi đoạn đường 30km nếu xăng chỉ đủ để đi 20km mà thôi.

20.Tập trung các cuộc gắp giao dịch vào những khách hàng có nhiều tiềm năng nhất.

21.Luôn kín đáo kiểm tra tất cả những gì mà họ dự định sẽ đem ra giới thiệu trước công chúng.

22.Một trong những vũ khí chiến lược của người bán hàng xuất sắc là biệt cách đặt những câu hỏi “ngờ nghệch”.

23.Không bán sản phẩm mà bán những lợi ích khách hàng thu được từ sản phẩm đó.

24.Kết bạn chứ không tạo ra kẻ thù.

25.Đối với người bán hàng xuất sắc, khách hàng là vua, và cuộc gặp bán hàng chính là buổi thiết triều của nhà vua.

26.Luôn khám phá để hiểu được thực chất vấn đề.

27.Không lãng phí thời gian các cuộc gặp bán hàng vào việc tán gẫu vô bổ hay trò chuyện giải trí mà luôn tỏ ra thân thiện, lôi cuốn, hiểu biết, tập trung và chân thành.

28.Người bán hàng xuất sắc không bao giờ“bận họp”.

29.Biết cách trình bày về sản phẩm và giúp khách hàng đưa ra quyết định  mua hàng.

30.Biết cách đáp ứng nhiều hơn mức mong đợi của khách hàng.

31. Luôn nhận được cam kết mua hàng trước khi tổ chức buổi thuyết minh sản phẩm.

32.Biết cho đi để nhận lại

33.Tập trung vào mục đích bán hàng là điều mà người bán hàng xuất sắc cần làm và đó cũng là điều khách hàng mong đợi ở bạn.

34.Không bao giờ gặp khách hàng mà không hẹn trước trừ những trường hợp đặc biệt.

35.Biết chọn lựa trang phục phù hợp nhằm khẳng định vị thế bản thân cũng như thể hiện sự tôn trọng của mình đối với khách hàng.

36.Cụm từ quan trọng nhất mà người bán hàng xuất sắc cần phải nhớ là “quy đổi lợi ích thành tiền”.

KHÁCH HÀNG CÓ TIN TƯỞNG BẠN?



  • Bạn có đang suy nghĩ về việc làm thế nào tận dụng "mạng xã hội" trong kinh doanh của bạn
  • Bạn tự hỏi làm thế nào để sử dụng các công cụ tương tác xã hội để giao tiếp tốt hơn với khách hàng và nhân viên của bạn? 
  • Bạn có chuẩn bị để trở thành một doanh nghiệp cộng đồng?

Hầu hết các khách hàng SugarCRM tôi có dịp nói chuyện  vẫn còn chưa sẵn sàng cho điều này. Nhiều người vẫn đang cố gắng tìm ra lý do tại sao “social CRM - CRM cộng đồng”  liên quan đến hoạt động kinh doanh của họ.

Dưới đây là một vài suy nghĩ để xem xét.
Các doanh nghiệp cộng đồng là bước tiếp theo của một xã hội mang tính kết nối toàn cầu, mọi người cùng nhau kinh doanh. Một xã hội kinh doanh sôi động, tràn đầy sinh lực được thể hiện trong những tương tác với khách hàng của mình hàng ngày trên tất cả các kênh truyền thông như Facebook, LinkedIn, Twitter...

Từ việc lập một cửa hàng điện thoại trên Twitter, bạn sẽ cho khách hàng biết bạn làm  được gì cho họ và họ sẽ tham gia vào các cuộc đối thoại trong những cái cách chúng ta thậm chí không thể hình dung nổi trong quá khứ.

Nhưng tại sao khách hàng và
khách hàng tiềm năng của bạn phải chọn bạn thay vì đối thủ cạnh tranh của bạn? Điều đó thật đơn giản. Khách hàng tốt nhất trung thành nhất của bạn, sẽ yêu cầu có một mối quan hệ gắn kết với bạn. Họ muốn bạn biết họ là ai. Họ muốn bạn hiểu làm thế nào các sản phẩm và giải pháp của bạn có thể giúp họ. Và một khi họ xác định các giải pháp của bạn có thể giải quyết các vấn đề của họ, tầm nhìn của bạn có thể giúp họ thành công, bạn sẽ có được lòng trung thành của họ.

Nhưng làm thế nào
bạn tạo nên lòng trung thành đó? Bằng cách xây dựng các  mối quan hệ với khách hàng dựa trên sự giao tiếp thông tin trên các kênh mạng xã hộixây dựng lòng tin từ khách hàng.
Bước đầu tiên trong việc tạo ra một doanh nghiệp cộng đồng là tham gia vào việc kết nối toàn diện, tích cực, "luôn luôn" đối thoại xung quanh doanh nghiệp của bạn.
Nhưng khi bạn đã kết nối, bạn cần làm gì nữa để xây dựng lòng trung thành của khách hàng? Đó là xây dựng lòng tin. Bạn phải trở thành một doanh nghiệp mở bằng cách chấp nhận sự minh bạch: minh bạch trong cách làm sao bạn tương tác với khách hàng, làm thế nào bạn xây dựng các sản phẩm, làm thế nào bạn tạo ra 1 hệ thống sinh thái xung quanh doanh nghiệp của mình.

Khách hàng muốn biết lý do tại sao bạn quyết định giá cả mà bạn đang
áp dụng, làm thế nào để bạn thông báo cho họ về những sản phẩm mới, quy trình gì bạn đang sử dụng cho việc tạo ra và cung cấp sản phẩm và dịch vụ của bạn. 

Ngày hôm nay  khách hàng luôn có một thế giới thông tin trong tầm tay của họ, nhưng điều họ thực sự cần ai đó thì đó chính là người thực sự biết nhu cầu của họ và mang lại cho họ giá trị đầu tư tối đa.

Đây là một công thức đơn giản để tạo ra một khách hàng trung thành trong thời đại mới kinh doanh cộng đồng
:

Sự cởi mở
dẫn tới trách nhiệm. Trách nhiệm xây dựng lòng tin. Lòng tin là nền tảng của mối quan hệ bền vững.


Bởi vì bạn đang giao tiếp với khách hàng của bạn trên một
không gian thông tin toàn cầu hóa với tất cả những  cụm từ, bài viết, trang blog trên khắp thế giới, nên bạn cần phải tiếp cận khách hàng của bạn với 1 sự cởi mở và minh bạch. Bằng cách chấp nhận sự cởi mở và minh bạch, bạn luôn sẵn sàng cho các cuộc đối thoại giữa khách hàng với bạn, giữa bạn với nhân viên của bạn. Làm được điều này bạn sẽ tạo ra một doanh nghiệp cộng đồng thành công. 

6 Jul 2012

DOANH NGHIỆP VIỆT CÓ TẦM NHÌN NGẮN HẠN VÀ HAY THỎA HIỆP


Cách đây khá lâu khi còn ngồi ghế nhà trường, trong một cuộc tọa đàm giao lưu với những lãnh đạo tiêu biểu, tôi có hỏi một lãnh đạo người Mỹ của một tập đoàn bán lẻ hàng đầu ờ nước này: "Ông có thể giải thích vì sao trong đội ngũ lãnh đạo tập đoàn của ông không có ai là người châu Á không?”.

Câu hỏi “nhạy cảm” của tôi nhận được một câu trả lời không thể thẳng thắn hơn: "Chào bạn, có hai yếu tố tạo xung đột tính cách và văn hóa làm tôi khó hợp tác với những người đến từ thị trường mới nổi: thứ nhất, tầm nhìn ngắn hạn (short-term oriented), thứ hai - thỏa hiệp với số đông (groupthink)”.

Ông ta đã giải thích nhiều lần rằng đó là cảm nhận cá nhân, và hoàn toàn không có chút ý niệm nào về kỳ thị hay phân biệt chủng tộc. Tuy nhiên, câu trả lời làm tôi cảm thấy bị đả kích, xúc phạm và tổn thương tinh thần dân tộc mạnh mẽ… tôi hậm hực và cảm thấy “phán xét” của người này là không công bằng.

Thế nhưng, trớ trêu thay, qua hơn chục năm nay quan sát và trải nghiệm những sóng gió trên thương trường, mỗi ngày tôi càng hiểu ra “thâm ý” của câu nói trên. Nó càng làm tôi thấm thía đến tận xương tủy, ám ảnh và thầm cảm ơn vì ông là một "bác sỹ" chẩn đoán tài ba cho những căn bệnh phổ biến nhất của những người quanh tôi.

1. Bệnh thứ nhất: tầm nhìn ngắn hạn

Tôi còn nhớ ở Sài Gòn một thời rộ lên phong trào mở nhà sách, quán bida, rồi karaoke, đến gần đây là yến sào v.v… cứ đi vài bước là thấy một cửa hàng. Nhưng một khi ồ ạt mở ra thì sẽ bão hòa và rất nhiều cửa hàng phải đóng cửa vì thua lỗ.

Không phải chỉ thành thị, ở nông thôn cũng thế, năm nay cà phê thắng thì đua nhau trồng cà phê, năm sau tiêu-điều lên thì đốn cà phê mà trồng tiêu-điều. Dạo gần đây cao su “lên hương” thì đi đâu cũng thấy trồng cao su, rồi đến phong trào đào ao nuôi cá nuôi tôm v.v… hệ quả là nông dân mất mùa khóc, được mùa cũng khóc (vì bị thương lái ép giá).

Cái tính “thấy người ta ăn nhộng bốc dòi mà ăn” chả phải chỉ ở những hộ kinh doanh nhỏ lẻ, ngay cả các tập đoàn lớn hùng mạnh. Các doanh nhân dày dạn kinh nghiệm và được đào tạo bài bản cũng không ngoại lệ. Ngành nào “ăn” là đâm bổ vào, họ chỉ mong “thu hoạch” ngay trong vòng 1-2 năm mà quên đi những rủi ro và các giá trị dài hạn như thương hiệu, uy tín, niềm tin của khách hàng.

Cứ như thế từ trào lưu mở ngân hàng, đến công ty chứng khoán, sàn vàng, rồi bất động sản… hệ lụy của căn bệnh này ai cũng thấy ngày hôm nay, ngày càng trầm trọng!

Ngắn hạn về tầm nhìn không chỉ là cái “bệnh” của dân làm ăn, rất nhiều người được dán cái mác “lo xa” suốt đời ki cóp dành dụm để “về già có của giắt lưng”.

Đây không phải là tầm nhìn xa trông rộng, mà thực chất là sự thiển cận, vì họ nhìn tương lai không qua được cái mái nhà mình. Tiền để một chỗ thì làm sao sinh ra tiền? Và ai bảo tiền để một chỗ thì không rủi ro?

Tầm nhìn ngắn hạn cũng chính là nguyên nhân sâu xa của những tệ nạn tham nhũng, quan liêu vì mỗi anh chỉ có nhiệm kỳ vài năm, phải làm sao cho “lại vốn” nhanh trong nhiệm kỳ mới được! Căn bệnh này, có lẽ còn ở tầm cao hơn khi chúng ta liên tục khai thác đến cạn kiệt các tài nguyên thô, không qua chế biến và bán ra nước ngoài.

Một khảo sát của một hãng nghiên cứu thị trường nước ngoài cho thấy, trên 98% doanh nghiệp Việt Nam không đầu tư vào khâu nghiên cứu và phát triển (R&D), đây cũng là minh chứng hùng hồn cho căn bệnh “ăn xổi ở thì” của doanh nghiệp Việt.

2. Bệnh thứ hai: thỏa hiệp với đám đông

Từ nhỏ học trong trường chúng ta phải mặc đồng phục, tóc tai đồng nhất, làm toán phải đúng công thức và cách trình bày của thầy, làm văn phải theo dàn ý và bài mẫu, đã quen với kiểu thầy cố “mớm chữ” cho mà nhai.

Cái “nếp” từ bé khiến những người có suy nghĩ xuất chúng, khác biệt thường tự động bị đào thải khỏi guồng máy xã hội. Chữ “cá biệt” ở nước ta luôn được hiểu theo nghĩa tiêu cực (??!!). Có thể nhìn lại động lực phát triển khoa học- kinh tế- xã hội trong lịch sử trước nay đều xuất phát từ những con người “cá biệt” sao?

Steve Jobs từng nói: “Tất cả các thiên tài đều là những thằng ngốc, cho đến khi họ tự chứng minh là mình đúng”.

Thỏa hiệp với đám đông là nguồn cội của việc “chọn việc dễ mà làm” (với lý lẽ “vì xung quanh ta họ đều làm vậy”). Dẫn đến việc lựa chọn những mô hình sản xuất kinh doanh dễ kiếm tiền (nhanh) nhất, hệ quả là mất cân đối về cơ cấu kinh tế, tập trung quá nhiều vào các ngành sản xuất cơ bản như sắt thép-xi măng-khoáng sản v.v…

Để rồi hoàn toàn không chú trọng các ngành công nghiệp dịch vụ có giá trị gia tăng cao. Những ngành “dễ làm” như kể trên có tỷ suất sinh lợi trên doanh thu thấp do đó chỉ cần một cái “hắt hơi sổ mũi” của kinh tế vĩ mô là bên bờ vực phá sản ngay.

Sự thỏa hiệp với đám đông không những cản trở sự bứt phá để phát triển, còn nguy hiểm hơn khi nó bào mòn các chuẩn mực về đạo đức xã hội.

Ở trong một cộng đồng mà ai cũng vượt đèn đỏ thì việc vượt đèn đỏ trở thành “bình thường”. Trong một lớp học ai cũng ném phao, quay cóp thì một học sinh sẽ cảm thấy gian lận là “không có gì nghiêm trọng”. Trong một cơ quan mà ai cũng tham nhũng thì người không tham nhũng tiêu cực sẽ là kẻ phải ra đi.

Tôi hiểu chúng ta cũng có rất nhiều doanh nhân xuất chúng với tầm nhìn dài hạn, đầy bản lĩnh và giữ gìn chuẩn mực đạo đức kinh doanh. Ở đây tôi chi muốn nói đến số đông, vì số đông tạo nên dòng chảy.

Theo VNExpress
Tác giả: Đỗ Chí Hiếu