14 Feb 2014

Thời điểm nào thích hợp để bạn cân nhắc về 1 phần mềm CRM?


index.jpg1Nếu bạn đang cân nhắc và tranh luận về thời gian khi nào là thích hợp cho 1 một hệ thống CRM, hãy xem xét những vấn đề sau:
-      Bạn có 1 cái nhìn tổng quát về khách hàng của mình từ khâu bán hàng đến khâu hỗ trợ khách hàng không?
-      Bạn có thể đánh giá các số liệu kinh doanh quan trọng và phản ứng nhanh và hiệu quả hay không?
-      Các báo cáo và dự báo có đúng thời gian và chính xác không?
-      Bạn có thể đo lường sự thành công của hoat động MKT và theo dõi được kết quả của mỗi chiến dịch MKT không?
-      Đội ngũ sales có thể xem đầy đủ lịch sử dịch vụ với khách hàng hay có biết được mọi vấn đề được xử lý hay chưa? Và có biết được vấn đề mới không?
-      Dữ liệu của bạn có được an toàn và bảo mật không?

Những vấn đề phổ biến ở trên liệu bạn đã có dữ liệu đúng nơi, định dạng phù hợp và đúng thời điểm chưa?
Nếu câu trả lời là chưa thì đây chính là thời điểm thích hợp để bạn cân nhắc về 1 phần mềm CRM. Mục tiêu là để đơn giản hóa công việc kinh doanh, cần được tổ chức nhiều hơn, tăng cường mối quan hệ và thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh.

Bước quan trọng nhất trước khi triển khai CRM là phải biết cách mà công ty bạn hoạt động và hiểu được các quá trình của nó. Các yêu cầu và quy trình của một tổ chức này sẽ hoàn toàn khác với một tổ chức khác. Hãy cân nhắc những điểm mạnh và điểm yếu của công ty bạn. Để phát huy những điểm mạnh và hạn chế điểm yếu.

Hãy suy nghĩ xem làm thế nào công nghệ có thể hỗ trợ bạn trong việc cải thiện công ty ngay bây giờ và theo thời gian.

CRM có thể bạn chưa biết?



index1CRM (Customer Relationship Management) hiểu nôm na là nghệ thuật xây dựng củng cố và phát triển quan hệ khách hàng. Đây là một thuật ngữ đã trở nên phố biến. Nó cho thấy một xu hướng quan trọng trong marketing từ chú trọng tăng doanh số bán hàng sang chú trọng quản trị quan hệ với khách hàng.

Khách hàng trung thành (Good customer hay loyal castenlar)

Càng ngày các doanh nghiệp càng ý thức một cách sâu sắc rằng, để thành công, họ phải xác định được khách hàng của mình là ai và họ muốn gì. Nói cách khác phải xác định “khách hàng mục tiêu: trước khi xây dựng chiến lược marketing và phát triển sản phẩm dịch vụ.

Với cùng một loại hàng hóa, doanh nghiệp có nhiều loại khách hàng khác nhau. Có những người sẵn sàng mua một lượng lớn hàng hóa đó có những người chưa mua nhưng rất có thể sẽ mua trong tương lai… Với cùng một hàng hóa, khách hàng có rất nhiều lựa chọn khác nhau giữa các nhà cung cấp. Do đó, cơ hội giành được khách hàng cho mỗi doanh nghiệp là rất nhỏ. Trong cuộc cạnh tranh đó, doanh nghiệp bán được nhiều hàng ở hiện tại chưa phải đã là kẻ thắng cuộc. Mà phần thắng lại thuộc về doanh nghiệp nào có nhiều khách hàng trung thành hơn.

Khách hàng trung thành được hiểu là khách hàng đang mua hàng của doanh nghiệp và sẽ tiếp tục lựa chọn doanh nghiệp trong những lần mua tiếp theo. Thực tế cho thấy ấn tượng và cảm nhận của khách hàng trong lần mua hàng đầu tiên với doanh nghiệp là rất quan trọng. Hầu hết những khách hàng đã hài lòng với việc mua hàng của doanh nghiệp hiện tại hay trước đây sẽ tiếp tục mua hàng của doanh nghiệp trong tương lai khi họ có nhu cầu. Vì vậy, sẽ ít tốn kém hơn để thuyết phục họ mua hàng của doanh nghiệp so với chi phí bỏ ra để thu hút khách hàng mới. Ngày nay, các doanh nghiệp đã và đang dần nhận ra rằng, việc tạo dựng duy trì những khách hàng dài hạn sẽ mang lại lợi ích lớn hơn là tăng doanh số bán trong ngắn hạn.

Quan niệm đúng về marketing

Trong thời gian trước đây, maketing thường được đề cập đến như là mọi nỗ lực nhằm bán được hàng hóa và dịch vụ tức là chỉ thuần tuý xuất phát từ lợi ích của người bán của doanh nghiệp. Trong một thế giới đa chiều với muôn vàn các tương tác như hiện nay thì mọi mối quan hệ sẽ khó lòng tồn tại nếu chỉ xuất phát từ lợi ích đơn phương. Quan hệ đó chỉ có thể phát sinh và được duy trì trên cơ sở lợi ích song phương, đa phương (bilateral/ mutual benefit). Vì lẽ đó quan niệm về marketing cũng cần được thay đổi nó không nên chỉ xuất phát từ lợi ích doanh nghiệp mà cần bắt đầu từ lợi ích của cả doanh nghiệp lẫn khách hàng (value for both customer and maketing). Trên quan điểm đó, một khái niệm chuẩn về marketing được đưa ra là: Marketing là tổng hợp những mối quan hệ làm hài lòng khách hàng mà kết quả là mang lại giá trị cho cả khách hàng và doanh nghiệp.

Sau đây chúng ta sẽ cùng phân tích làm rõ thêm một vài “từ khóa” trong định nghĩa nêu trên.

Chiến lược và chiến thuật (Strategies and Tactics). Chiến lược là những định hướng dài hạn cho các nỗ lực marketing còn chiến thuật (hay tiểu xảo) là các bước hành động được quyết định một cách cụ thể ở thời kỳ trên cơ sở chiến lược đã định. Hoạch định chiến lược và xây dựng các chiến thuật một cách kỹ càng được xem là các yếu tố quan trọng quyết định thành công của hoạt động marketing.

Xác định (Identify). Là toàn bộ những nỗ lực marketing nhằm có được những thông tin, những hiểu biết về khách hàng. đối thủ cạnh tranh và thị trường.

Tạo lập (Create). Cạnh tranh đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng sáng tạo. Khi bắt đầu xuất hiện trên thương trường, doanh nghiệp phải tạo được sự thu hút với khách hàng bằng những cái mới (sản phẩm mới, phương thức phân phối mới, cách tiếp cận mới….). Và sự sáng tạo không chỉ dừng lại ở giai đoạn đầu mà nó đòi hỏi phải được duy trì liên tục trong suốt vòng đời của doanh nghiệp. Chính sự sáng tạo đó sẽ giúp doanh nghiệp tạo lập được những khách hàng trung thành cho mình.

Duy trì (Maintain). Trong thời gian khá lâu rước đây, thành công của một doanh nghiệp chỉ xác định một cách đơn thuần qua doanh số tiêu thụ một ngày. Bây giờ thì khác trong mọi tình huống, sự thành công của maketing đều không chỉ được đánh giá qua lượng hàng bán được hàng ngày mà quan trọng hơn nó phải được thể hiện qua lượng khách hàng trung thành mà doanh nghiệp có được (bao nhiêu và bao lâu). Nỗ lực của doanh nghiệp không dừng lại ở chỗ bán được hàng mà phải duy trì không ngừng trong một thời gian dài tiếp theo lần mua hàng đầu tiên với hy vọng rằng khách hàng sẽ quay lại trong những lần tiếp sau.

Mối quan hệ thỏa mãn (Satisfying Relationships). Một mục tiêu quan trọng của marketing là cung cấp được hàng hóa mà khách hàng thực sự mong muôn và làm cho khách hàng cảm thấy trao đổi với doanh nghiệp là nhằm xây dựng một mối quan hệ tốt đẹp cho cả hai. Bằng cách này, khách hàng cảm thấy mình là một đối tác trong giao dịch với doanh nghiệp thay vì là “nguồn thu” của doanh nghiệp.

Lợi ích cho cả người bán lẫn kẻ mua (Value for Bom Customer and Marketer). Lợi ích mà người này nhận được đôi khi lại là cái mà người thấy như thế nào khi tiêu tiền. Tất nhiên là quan niệm về lợi ích giữa các khách hàng khác nhau là không giống nhau ngay cả vởi cùng một quyết định mua một hàng hóa nào đó. Trong khi đó, doanh nghiệp có thể sẽ đo lường lợi ích thông qua việc họ sẽ làm ra bao nhiêu lợi nhuận sau những nỗ lực marketing và những nguồn lực đã hao tổn. Một nỗ lực marketing thành công là phải làm cho cả khách hàng và doanh nghiệp đều cảm thấy thoả mãn, hài lòng với tạo được sự thu hút với những gì mình đã đánh đổi.

Và CRM

CRM chính là một nghệ thuật – nghệ thuật trong việc quản trị quan hệ khách hàng. CRM được thể hiện qua hai khía cạnh, thứ nhất và cũng quan trọng nhất là nhận thức trong nội bộ doanh nghiệp và thứ hai là hành động ra bên ngoài.

Ở khía cạnh thứ nhất CRM được hiểu là một chiến lược tiếp cận nhằm đảm bảo rằng mỗi người trong doanh nghiệp, không chỉ chủ doanh nghiệp hay nhân viên bán hàng, ý thức được một cách sâu sắc tầm quan trọng của khách hàng. Phương châm “có càng nhiều khách hàng càng tốt” (have good customer as many as possible) cần phải được quán triệt thay cho “bán càng nhiều càng tốt” (sell as much as we can). Chính vì vậy, mỗi nhân viên ở bất kỳ bộ phận nào của doanh nghiệp, trực tiếp (marketing, sales…) hay gián tiếp liên quan đến khách hàng (kế toán, kho vận, lễ tân…) đều phải luôn nhận thức rằng mình đang tham gia vào CRM. Từ đó mọi hành động, lời nói đều phải hướng đến tạo cho khách hàng cảm giác thân thiện, tin cậy, thoải mái, được quan tâm. Tất nhiên, sẽ không có được thành công nếu những cách thể hiện đó không xuất phát từ tiềm thức của mỗi người mà chỉ là những lời đầu môi chót lưỡi”, sáo rỗng, giả tạo. Chẳng hạn khách hàng sẽ thấy cảm thông với một lời xin lỗi và đề nghị đợi trong một khoảng thời gian nhất định vì giao hàng muộn với lý do kẹt xe hơn là một lời nói đối rằng nhân viên giao hàng sắp đến nhưng kỳ thực anh ta chưa ra khỏi Công ty. Nói tóm lại, để khởi đầu một môi quan hệ tốt đẹp, đầutiên và trên hết vẫn phải xuất phát từ sự trung thực và chân thành, sự tin tưởng và hiểu biết lẫn nhau.

Khía cạnh thứ hai là những hoạt động hướng ra bên ngoài, hướng tới khách hàng. Việc duy trì mối quan hệ chặt chẽ, gắn bó với khách hàng qua tất cả các kênh giao dịch, tiếp còn là điều hết sức quan trọng nhưng cũng không hề dễ dàng. CRM cần chú trọng một số vấn đề sau đây:

Xác định đúng khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp. Xây dựng cơ sở dữ liệu (Database) về khách hàng trung thành và phân loại theo các tiêu chí khác nhau (chẳng hạn: khách hàng là tổ chức hay cá nhân, trong nước hay nước ngoài, đặc điểm, mức tiêu thụ hàng hóa…). Cơ sơ dữ liệu này rất quan trọng trong việc phục vụ khách hàng sau này, đảm bảo nâng cao chất lượng dịch vụ. Ví dụ, khi khách hàng tên A gọi đến đặt phòng, doanh nghiệp có thể biết ngay khách hàng này sẽ đặt loại phòng gì để có thể offer cho phù hợp, bà B gọi đến thanh toán thì có thể biết ngay loại thẻ tín dụng mà bà hay sử dụng, thậm chí là cả số thẻ hay anh C liên hệ mua nước hoa thì biết ngay gu của anh là gì để giới thiệu sản phẩm… Và chắc chắn khách hàng sẽ hết sức hài lòng với những doanh nghiệp “nắm khách hàng” vững đến như vậy.

Xây dựng chuẩn dịch vụ (SLA) chung cho doanh nghiệp và các chuẩn dịch vụ cụ thể với từng khách hàng. Thực hiện đúng các chuẩn dịch vụ đã cam kết. Nếu vì bất kỳ lý do gì mà một trong các chuẩn dịch vụ đã cam kết bị trì hoãn hay không thực hiện được thì ngay lập tức phải xin lỗi và thông báo ngay cho khách hàng đồng thời đề xuất phương án khắc phục kịp thời.

Có chính sách khách hàng riêng với những khách hàng thường xuyên và trung thành (khuyến mại, giảm giá, tặng quà, hoa hồng, chiết khấu thanh toán…)

Làm tốt công tác “chăm sóc khách hàng”. Thường xuyên liên hệ nắm bắt, cập nhật những thông tin về khách hàng, những biến động trong nhu cầu của khách hàng với hàng hóa của doanh nghiệp mình, đưa ra những đề nghị, chào mời phù hợp…

Tổ chức các hoạt động như Hội nghị khách hàng, các buổi party giao lưu, dã ngoại… định kỳ hay nhân các ngày nghỉ lễ với những khách hàng thân thuộc…

Trong kinh doanh, lợi ích của doanh nghiệp về nguyên tắc là đối nghịch với lợi ích của khách hàng. Nghệ thuật kinh doanh là xuất phát từ lợi ích của cả hai phía. CRM chính là một phần của nghệ thuật đó.
Theo tạp chí Nhà quản lý

10 Feb 2014

6 điều một CEO nên biết về CRM

Một CEO không nên quan tâm nhiều đến việc đánh giá chi tiết về một hệ thống CRM với các chức năng mới nhưng có 6 tiêu chí họ cần phải đảm bảo rằng công ty của mình đã đạt được.

1. Việc sử dụng thử nghiệm có thành công không?

Nếu một phòng ban trong công ty dùng thử nghiệm một hệ thống phần mềm, có thể xảy ra trường hợp các phòng ban khác không muốn dùng hệ thống đó. Nếu tất cả mọi người đều bị ảnh hưởng bởi sự lựa chọn này, giải pháp cuối cùng có thể sẽ phức tạp và sẽ dần dẫn đến thất bại. Chính vì vậy hãy đảm bảo sự cân bằng.6 điều một CEO nên biết về CRM

2. Nhân viên của tôi sẽ sử dụng nó chứ?

Đáng buồn là một nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của CRM đó là nhân viên trong công ty không sử dụng nó. Hãy đảm bảo rằng hệ thống này nhanh và dễ sử dụng, không có vướng mắc; mọi người đều có thể làm việc với nó và đảm bảo rằng việc quản lý sẽ củng cố thêm tầm quan trọng của hệ thống.

3. Có thể lấy dữ liệu ra được không?

Sớm hay muộn, bạn cũng sẽ cần phải đưa dữ liệu ra khỏi hệ thống CRM để phân tích hay chuyển đổi. Nếu bạn có một hệ thống in-house*, hãy đảm bảo rằng dữ liệu được lưu trữ trong một hệ thống lưu trữ tiêu chuẩn công nghiệp như Microsoft SQL Server... Nếu bạn chọn một hệ thống hosted*, thì việc bạn có thể sao chép được dữ liệu bất cứ khi nào bạn muốn lại là một điều cần thiết.

4. Hệ thống CRM có luôn luôn sẵn sàng không?

Chất lượng của hệ thống CRM giảm sút đồng nghĩa với việc chúng ta không thể bán được hàng. Nếu bạn có một hệ thống in-house, hãy đảm bảo rằng các nhân viên IT của bạn hiểu được cấu trúc dữ liệu và có thể xây dựng lại hệ thống. Nếu bạn chọn một hệ thống hosted, hãy kiểm tra lại bản hợp đồng bảo hiểm của công ty mà bạn đã mua hệ thống, các cách thức và kế hoạch sửa chữa, đồng thời hãy sao lưu thường xuyên các dữ liệu.

5. Hệ thống có thể phát triển cùng chúng tôi hay không?

Hãy đảm bảo rằng công nghệ này có thể được cung cấp cho các loại phòng ban khác nhau và nếu là công ty đa quốc gia thì nó phải đảm bảo tính chính xác cho giờ địa phương. Nếu hệ thống của bạn bị giới hạn bởi số lượng người sử dụng, hãy kiểm tra giá của việc gia tăng số lượng người sử dụng là bao nhiêu.

6. Công ty cung cấp có đánh giá cao chúng tôi không?

Hãy đảm bảo rằng công ty cung cấp hiểu được công việc kinh doanh của bạn, vì thế có thể giúp đội của bạn xây dựng hệ thống. Điều đó thể hiện một điều là công ty cung cấp quan tâm đến công ty của bạn.