10 Mar 2014

10 điều bạn cần biết về CRM

CRM đã trở thành mô hình kinh doanh quan trọng bậc nhất khi các công ty muốn phát triển và mở rộng quan hệ với khách hàng, tuy nhiên không ít ứng dụng kiểu này đã thất bại vì nhận thức sai lầm và kỳ vọng thiếu thực tế.

onlinecrm.vnDưới đây là một số yếu tố nên ghi nhớ khi bạn bắt đầu tìm hiểu và khảo sát các giải pháp CRM cho công ty.

1. Triển khai CRM để hiểu biết tốt hơn về khách hàng.

Cách tiếp cận CRM là nắm bắt, quản lý, và phát triển tất cả các thông tin mà bạn có về khách hàng. Hiểu khách hàng rõ hơn, bạn có thể quản lý tốt hơn mối quan hệ của bạn với họ, khiến họ hài lòng hơn, trung thành hơn, và cuối cùng là mua nhiều hơn các sản phẩm hay dịch vụ của bạn.

2. CRM là một quan niệm và là một triết lý

CRM không chỉ là một công cụ, tuy nhiên nhiều phần của quan hệ khách hàng có thể được tự động hóa, sử dụng các giải pháp phần mềm đóng gói hoặc theo yêu cầu. Thực tế là phần mềm chỉ là một phần nhỏ trong chiến lược CRM nhằm thay đổi các phương thức kinh doanh nhằm chú trọng hơn vào nhu cầu của khách hàng.

3. Cần xem xét việc triển khai CRM là một sáng kiến thay đổi văn hóa công ty

Bạn đang thay đổi cách mọi người làm việc. Để thật sự thành công đòi hỏi sự tập trung vào nhiều khía cạnh và lâu dài. Nó yêu cầu các quy trình mới, huấn luyện, biểu mẫu, báo cáo các mối quan hệ, phương pháp, công cụ v.v.

Tác động tới văn hoá công ty của việc đưa CRM vào triển khai có thể rất lớn, và các công ty nếu không đánh giá đúng tác động của nó thường thất bại khi triển khai. Hãy tưởng tượng bộ phận nhân viên lâu năm đã có thói quen làm việc cũ ăn sâu trong họ. Đột nhiên họ phải làm quen với một hệ thống hoàn toàn mới mẻ, từ bỏ một số “địa hạt” cho các bộ phận khác, phát triển nhiều kỹ năng khác, và chia sẻ thông tin mà trước kia thường là của riêng họ.

4. Việc triển khai CRM không thể một sớm một chiều

Nhiều công ty muốn triển khai CRM chỉ trong một thời gian ngắn. Mặc dù có thể ước tính được thời gian triển khai một phần mềm, nhưng rất khó để biết được mất bao lâu để thay đổi văn hóa kinh doanh của công ty. Nói cách khác, sẽ mất nhiều thời gian hơn để người ta thay đổi quan niệm và cách nghĩ về CRM.

5. Triển khai CRM có thể đem lại nhận thức toàn diện về khách hàng

Cách nhìn toàn diện đôi khi được gọi là quản lý khách hàng chặt chẽ. Vì vậy, những bộ phận trong công ty thường xuyên tiếp cận với khách hàng nên được tích hợp giải pháp này. Nhiều người sẽ chỉ nghĩ đến tự động hóa một số công đoạn bán hàng. Mặc dù bộ phận bán hàng là chắc chắn là luôn phải tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, nhưng một số bộ phận khác cũng cần phải có được sự tiếp cận toàn diện, như:
  • Bộ phận quản lý điều hành các đầu mối với các tài khoản quan trọng
  • Bộ phận trợ giúp khách hàng, như dịch vụ tư vấn khách hàng mà khách hàng có thể gọi đến yêu cầu hỗ trợ kỹ thuật
  • Bộ phận dịch vụ khách hàng như làm hóa đơn và tài khoản
  • Các cuộc triển lãm, tiếp thị, quảng cáo, phát hành tin tức, v.v
6. CRM đòi hỏi sự “phân tích”.

Ngoài nhiệm vụ tiếp cận khách hàng, CRM còn phải phân tích để hiểu khách hàng, thói quen mua bán của họ, và lý do họ đưa ra quyết định mua hàng. Ví dụ, bạn có thể nhận dạng những khách hàng nhất định thường thích mua hàng khuyến mãi.Trong tương lai, khi bạn có những khách hàng mới có những đặc điểm giống nhau, bạn có thể bán những sản phẩm khuyến mãi này cho họ. Nhiều nghiên cứu chiến lược marketing của công ty bạn được thực hiện nhờ vào tính năng này của CRM.

7. CRM có thể điều chỉnh để tối ưu hóa thời gian bán hàng

Một số dự án CRM phức tạp cho phép chu trình bán hàng có thể được thay đổi theo yêu cầu của từng khách hàng, do đó bạn có thể bán được hàng nhiều hơn. Chu trình bán hàng theo yêu cầu của khách hàng cần phải linh động để đáp ứng nhu cầu và động lực của từng cá nhân khách hàng và phải dựa trên việc đã quan sát những khách hàng tương tự từ trước.

8. CRM có thể bao quát hoạt động khách hàng trong toàn công ty

Nếu bạn nhìn bao quát hơn về CRM, bạn có thể thấy rằng rất nhiều hoạt động khác của công ty sẽ nằm dưới tầm ảnh hưởng của CRM. Cuối cùng bạn cũng biết những bộ phận nào cung cấp dịch vụ cho khách hàng, bán sản phẩm cho khách hàng, sản xuất mặt hàng cho khách hàng, lập hóa đơn khách hàng, thu tiền từ khách hàng, v.v. Điều đó không có nghĩa là tất cả mọi hoạt động của công ty đều phải cần đến CRM. Tuy nhiên, nếu bạn muốn  nâng tầm nhìn lên mức cao hơn, có lẽ bạn sẽ thấy rằng rất nhiều nhiệm vụ trong toàn bộ công ty có thể được CRM bao quát.

9. ”Chống” lại sự thay đổi văn hóa kinh doanh theo CRM có nghĩa là thất bại.

Đa số các dự án triển khai CRM bước đầu đều không hoàn toàn thành công, và nhiều trường hợp đã thất bại. Điều này không chỉ xảy ra đối với CRM. Thực tế là hầu hết sự khởi đầu thay đổi văn hóa chỉ đạt được thành công rất nhỏ so với ban đầu đề ra. Nếu bạn không có cái nhìn xa và nếu bạn không có sự hỗ trợ và ủng hộ của ban điều hành dự án, bạn sẽ có thể sẽ không thành công.

Nhiều thành viên trong ban điều hành cho cho rằng khi phần mềm CRM được lắp đặt có nghĩa là họ đã triển khai thành công CRM. Họ không hiểu rằng phần khó nhất của CRM là thay đổi văn hóa công ty, giúp mọi người thay đổi cách làm việc và tiếp nhận văn hóa CRM. Công việc này có thể lâu gấp 10 lần việc triển khai ứng dụng phần mềm CRM.

10. Bạn cần cẩn thận khi thu thập dữ liệu khách hàng

Nhiều khách hàng rất thận trọng với việc thu thập dữ liệu cần thiết để hỗ trợ của các giải pháp CRM phức tạp của bạn và họ cảm thấy đó như là việc xâm phạm sự riêng tư. Những lo ngại này nên được xem xét khi triển khai một hệ thống CRM phức tạp. Ví dụ, bạn có thể nói với khách hàng là bạn đang thu thập dữ liệu về việc mua bán và cho họ lựa chọn không tham gia vào chương trình.

1 Mar 2014

Ứng dụng CRM



index1
Ngày nay, các doanh nghiệp, dù hoạt động trong bất kỳ lĩnh vực nào: dịch vụ tài chính, viễn thông, bán lẻ, công nghệ cao, đều hiểu rằng thành công chỉ đến khi dịch vụ họ mang lại cho các khách hàng hay đối tác của mình là tốt nhất. Ứng dụng CRM là biện pháp cần thiết để nâng cấp dịch vụ khách hàng trong mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc lựa chọn ra một giải pháp CRM phù hợp với bản thân doanh nghiệp không dễ dàng, luôn đặt ra thách thức với hầu hết doanh nghiệp; đặc biệt đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Có 10 điều các doanh nghiệp cần chú ý khi lựa chọn cho mình một giải pháp CRM thích hợp.


1. Mục tiêu và chiến lược của doanh nghiệp.

Đây là điều đầu tiên, quan trọng nhất doanh nghiệp cần quan tâm, nhằm định hướng cho quá trình tìm hiểu và cân nhắc những giải pháp CRM phù hợp. Điều đáng nói là rất nhiều doanh nghiệp thường không cho rằng đây là yếu tố quan trọng nhất khi cần cân nhắc một giải pháp CRM.

Mục tiêu và chiến lược của doanh nghiệp phụ thuộc phần lớn vào quy mô của doanh nghiệp và doanh nghiệp đó hoàn toàn có quyền quyết định. Do đó, quá trình lựa chọn giải pháp CRM của doanh nghiệp quy mô nhỏ hay trung bình hoàn toàn khác biệt so với với quá trình này tại một doanh nghiệp cỡ “đại gia”. Dễ hiểu hơn có thể so sánh, những yêu cầu về dịch vụ khách hàng đặt ra đối với một công ty viễn thông lớn có văn phòng đại diện tại hàng trăm thành phố trên thế giới rất khác so với yêu cầu tương tự tại một doanh nghiệp bán lẻ nhỏ tại vùng Trung Đông, chằng hạn.

Đôi khi yếu tố về khả năng công nghệ thông tin (IT) của doanh nghiệp lại thường bị bỏ qua khi xem xét các mục tiêu của doanh nghiệp. Vấn đề không phải là doanh nghiệp cần hoạch định ra những chiến lược về IT, doanh nghiệp cần hiểu rằng trước hết họ cần xác định rõ các mục tiêu kinh doanh, sau đó là đưa ra những chiến lược IT cụ thể nhằm đạt được những mục tiêu đã đặt ra.

Sau cùng, doanh nghiệp cần tự đặt ra các câu hỏi như:

- Các mục tiêu tăng trưởng đã được xác định rõ ràng chưa? Nếu đã xác định rõ ràng các mục tiêu thì đâu là là mục tiêu đầu tiên, quan trọng nhất, tiếp sau đó là những mục tiêu nào?
- Khách hàng thường tiếp cận với các dịch vụ khách hàng của doanh nghiệp thông qua điện thoại hay email? Các dịch vụ tự phục vụ có quan trọng với doanh nghiệp không và liệu có thể giám sát dịch vụ đó qua mạng Internet được không?
Tóm lại, một quyết định về lựa chọn giải pháp CRM thích hợp trước hết phải là một quyết định mang tính kinh doanh của doanh nghiệp. Một khi các mục tiêu kinh doanh đã được xác định, các yếu tố khác – mà đầu tiên là khả năng công nghệ – sẽ cần được xem xét tiếp theo đó.

2. Lựa chọn giữa một hệ thống CRM trong nội bộ doanh nghiệp hay một hệ thống CRM trực tuyến.

Doanh nghiệp cần xác định loại hình nào phù hợp với cơ cấu tổ chức, văn hóa doanh nghiệp của mình bởi vì mỗi loại hình đều có những ưu điểm riêng.

Một hệ thống CRM trực tuyến thường có những ưu điểm như: dễ dàng trong tạo dựng hệ thống, an toàn và sử dụng khá thuận tiện. Tuy vậy nếu các nhân viên trong doanh nghiệp chưa có thói quen truy cập vào mạng Internet, việc ứng dụng phần mềm CRM trực tuyến có thể sẽ không khả thi.

Trong khi đó việc xây dựng hệ thống CRM trong nội bộ doanh nghiệp cho phép doanh nghiệp dễ dàng trong việc tích hợp với những ứng dụng sẵn có.

Tóm lại, một doanh nghiệp tầm cỡ, có sẵn hệ thống CRM nội bộ, nên lựa chọn sử dụng hệ thống CRM trực tuyến; như vậy khả năng về CRM của họ sẽ được tăng cường, đặc biệt đối với những chi nhánh nằm xa trụ sở chính. Hay một doanh nghiệp quy mô nhỏ nhưng có tốc độ phát triển nhanh cũng nên tạo dựng một hệ thống CRM trực tuyến; như vậy doanh nghiệp sẽ có thể tiếp cận những phần mềm CRM đang dẫn đầu trên thị trường mà không phải tốn chi phí đầu tư thêm cho phần cứng hay phần mềm. Tuy nhiên nếu doanh nghiệp của bạn có một bộ phận IT riêng biệt có thể hỗ trợ hoạt động CRM, bạn chỉ cần một hệ thống CRM nội bộ doanh nghiệp.

3. Ngân sách của doanh nghiệp:

Nếu các mục tiêu kinh doanh của doanh đã được xác định rõ ràng, điều tiếp theo cần phải quan tâm đó là: để thực hiện những mục tiêu đó, doanh nghiệp có thể bỏ qua một khoản ngân sách bao nhiêu?

Chi phí ban đầu thấp nhất cho một giải pháp CRM chưa hẳn đã là có lợi, đơn giản vì chi phí ban đầu chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng chi phí doanh nghiệp sẽ phải bỏ ra cho một giải pháp CRM. Thông thường chi phí bỏ ra để mua quyền sử dụng một giải pháp CRM chỉ chiếm 30 % tổng chi phí; 70 % chi phí còn lại dành cho: điều chỉnh hệ thống CRM theo yêu cầu khách hàng, tích hợp với các ứng dụng khác, duy trì hệ thống, triển khai, đào tạo sử dụng hệ thống và nâng cấp hệ thống.

Trừ khi những chi phí này được tính toán trước, nếu không doanh nghiệp sẽ cần phải thương lượng với các nhà cung cấp, vì các nhà cung cấp thường có thói quen đưa ra mức chi phí cao hơn thực tế. Kết quả là chi phí cao sẽ khiến việc ứng dụng CRM thất bại. Doanh nghiệp cần hiểu rằng đây là 1 yếu tố khá quan trọng khi cân nhắc 1 giải pháp CRM