Ngay khi chú cá nhìn thấy thức ăn rơi xuống, chú sẽ
lao đến góc bể, đớp lấy rồi bơi đi. Một ngày nọ, cậu bé tinh nghịch nghĩ ra trò
chơi với con cá. Cậu mang đến một miếng kính trong suốt để ngăn giữa con cá và
chỗ thức ăn chú thả xuống . Như thường lệ, chú cá nhìn thấy thức ăn hí hửng bơi
ngay đến, đâm sầm vào tấm kính trong suốt nhưng không thể nào đớp được thức ăn.
Nó không thể hiểu tại sao mình lại không thể làm
được điều đó. Nó cứ cố gắng, rồi cố gắng rồi sau cùng đành từ bỏ ý định và
không bơi đến góc bể nữa. Cảm giác tội nghiệp, cậu bé cũng quyết định từ bỏ trò
chơi tinh nghịch của mình nên đã tháo tấm kính ngăn đi rồi lại tiếp tục cho
thức ăn vào như mọi ngày. Chú cá vẫn bơi lội trong bể, nhìn thấy thức ăn nhưng
không động đến nó. Trong khi đó một chú cá khác nhìn thấy mồi ngon rơi xuống
liền đớp lấy rồi bơi đi. Một ngày con cá tội nghiệp kia bị chết...
Theo bạn điều gì đã giết chết con cá ?Có phải vì đói không ? Thực ra con cá không chết đói. Nó chết vì kinh nghiệm của mình.
Có một số người cũng
giống chú cá này. Họ quen với việc làm theo một cách cụ thể, phát triển theo
những khuôn mẫu nhất định. Họ cũng đã từng thành công khi sử dụng những cách
thức này. Tuy nhiên, cùng với sự thay đổi của thời gian, họ lại không sẵn sàng
thay đổi mà vẫn tiếp tục sử dụng những cách thức cũ, tiếp tục nỗ lực hết mình
nhưng không thể nào đạt được kết quả như mong đợi. Họ không thể hiểu điều gì
đã xảy ra. Cuối cùng họ từ bỏ suy nghĩ và không thể thành công được nữa. Sau
một thơi gian, ai đó khác sẽ đến thực hiện công việc theo một cách thật đơn
giản nhưng lại đạt kết quả và tiếp tục thành công. Đây chính là lúc sự
thất bại nặng nề xuất hiện bởi việc quá phụ thuộc vào kinh nghiệm của mình
nhưng chính kinh nghiệm này lại giết họ.
Hãy suy ngẫm một chút
về câu chuyện nhỏ này. Nhẹ nhàng nhưng cũng thật khốc liệt và sâu xa. Chúng ta
nên tự quản lý bản thân với lòng dũng cảm, sự chín chắn và những kinh nghiệm
sáng tạo trong những giai đoạn biến động của thời cuộc. Thách thức chính ở chỗ
chúng ta phải nhìn nhận, sáng tạo và định hướng lại bản thân cho tương lai, để
có thể lãnh đạo hòa hợp và thích nghi nhanh với sự thay đổi.
Theo Tạp chí
Marketing
No comments:
Post a Comment