7 Jul 2012

NHỮNG BÍ QUYẾT ĐỂ TRỞ THÀNH NGƯỜI BÁN HÀNG XUẤT SẮC


1. Người bán hàng xuất sắc là người nhận biết được giá trị và sức mạnh của tiêu chí bán hàng: 
  • Luôn quý mến khách hàng 
  • Đối xử với khách hàng như người bạn tốt nhất của mình 
  • Lắng nghe và thấu hiểu nhu cầu của khách hàng 
  • Sẵn sàng cung cấp sản phẩm bất cứ khi nào khách hàng muốn 
2. Đặt mình vào vị trí của khách hàng và trả lời câu hỏi “Nếu tôi là khách hàng, sản phẩm/dịch vụ này sẽ đem lại lợi ích gì cho tôi?”

3. Giữ đúng lời hứa của mình để thu hút nhiều khách hàng hơn.

4. Không nói nhiều về bản thân mình. Thay vào đó, luôn tập trung tìm hiểu và lắng nghe khách hàng.

5. Không bao giờ gặp người có quyền quyết định mua hàng mà không có sự chuẩn bị chu đáo.

6. Việc bán hàng giống như câu cá. Sự thành công của người bán hàng xuất sắc thể hiện qua khối lượng cá của buổi đi câu.

7. Luôn chỉ cho khách hàng thấy những lợi ích bằng tiền mà mình mang đến cho họ thông qua sản phẩm của công ty mình.

8. Không biện minh cho thất bại của mình.

9. Biết cách lấy được cuộc hẹn với khách hàng nhằm có được đơn đặt hàng mang doanh thu vể cho công ty.

10.Luôn đặt trước những vị trí ngồi tốt nhất và thoải mái nhất khi tiếp đãi khách hàng.

11.Đến buổi tiệc không phải để thưởng thức các món ăn mà để có được sự hứa hẹn của khách hàng và để tiến đến những cuộc hẹn tiếp theo.

12.Biết lúc nào là thích hợp để đặt câu hỏi đánh trúng vào cái tôi tâm lý của khách hàng.

13.Luôn thăm dò ý kiến phản đối của khách hàng và biến chúng trở thành mục tiêu bán hàng.

14.Luôn có kế hoạch xúc tiến công việc mới khi đang thực hiện công việc hiện tại.

15.Phải biết rằng bất kỳ 1 người nào cũng có khả năng giúp đỡ hoặc gây tổn hại đến công việc kinh doanh của mình.

16.Nhạy bén trong việc nắm bắt những tín hiệu mua hàng và có niềm tin vững chắc vào sự thành công của thương vụ.

17.Bán những điểm khác biệt trong sản phẩm của mình.

18.Luôn nghĩ đến khách hàng và mong muốn làm việc với khách hàng mọi lúc mọi nơi.

19.Không đi đoạn đường 30km nếu xăng chỉ đủ để đi 20km mà thôi.

20.Tập trung các cuộc gắp giao dịch vào những khách hàng có nhiều tiềm năng nhất.

21.Luôn kín đáo kiểm tra tất cả những gì mà họ dự định sẽ đem ra giới thiệu trước công chúng.

22.Một trong những vũ khí chiến lược của người bán hàng xuất sắc là biệt cách đặt những câu hỏi “ngờ nghệch”.

23.Không bán sản phẩm mà bán những lợi ích khách hàng thu được từ sản phẩm đó.

24.Kết bạn chứ không tạo ra kẻ thù.

25.Đối với người bán hàng xuất sắc, khách hàng là vua, và cuộc gặp bán hàng chính là buổi thiết triều của nhà vua.

26.Luôn khám phá để hiểu được thực chất vấn đề.

27.Không lãng phí thời gian các cuộc gặp bán hàng vào việc tán gẫu vô bổ hay trò chuyện giải trí mà luôn tỏ ra thân thiện, lôi cuốn, hiểu biết, tập trung và chân thành.

28.Người bán hàng xuất sắc không bao giờ“bận họp”.

29.Biết cách trình bày về sản phẩm và giúp khách hàng đưa ra quyết định  mua hàng.

30.Biết cách đáp ứng nhiều hơn mức mong đợi của khách hàng.

31. Luôn nhận được cam kết mua hàng trước khi tổ chức buổi thuyết minh sản phẩm.

32.Biết cho đi để nhận lại

33.Tập trung vào mục đích bán hàng là điều mà người bán hàng xuất sắc cần làm và đó cũng là điều khách hàng mong đợi ở bạn.

34.Không bao giờ gặp khách hàng mà không hẹn trước trừ những trường hợp đặc biệt.

35.Biết chọn lựa trang phục phù hợp nhằm khẳng định vị thế bản thân cũng như thể hiện sự tôn trọng của mình đối với khách hàng.

36.Cụm từ quan trọng nhất mà người bán hàng xuất sắc cần phải nhớ là “quy đổi lợi ích thành tiền”.

KHÁCH HÀNG CÓ TIN TƯỞNG BẠN?



  • Bạn có đang suy nghĩ về việc làm thế nào tận dụng "mạng xã hội" trong kinh doanh của bạn
  • Bạn tự hỏi làm thế nào để sử dụng các công cụ tương tác xã hội để giao tiếp tốt hơn với khách hàng và nhân viên của bạn? 
  • Bạn có chuẩn bị để trở thành một doanh nghiệp cộng đồng?

Hầu hết các khách hàng SugarCRM tôi có dịp nói chuyện  vẫn còn chưa sẵn sàng cho điều này. Nhiều người vẫn đang cố gắng tìm ra lý do tại sao “social CRM - CRM cộng đồng”  liên quan đến hoạt động kinh doanh của họ.

Dưới đây là một vài suy nghĩ để xem xét.
Các doanh nghiệp cộng đồng là bước tiếp theo của một xã hội mang tính kết nối toàn cầu, mọi người cùng nhau kinh doanh. Một xã hội kinh doanh sôi động, tràn đầy sinh lực được thể hiện trong những tương tác với khách hàng của mình hàng ngày trên tất cả các kênh truyền thông như Facebook, LinkedIn, Twitter...

Từ việc lập một cửa hàng điện thoại trên Twitter, bạn sẽ cho khách hàng biết bạn làm  được gì cho họ và họ sẽ tham gia vào các cuộc đối thoại trong những cái cách chúng ta thậm chí không thể hình dung nổi trong quá khứ.

Nhưng tại sao khách hàng và
khách hàng tiềm năng của bạn phải chọn bạn thay vì đối thủ cạnh tranh của bạn? Điều đó thật đơn giản. Khách hàng tốt nhất trung thành nhất của bạn, sẽ yêu cầu có một mối quan hệ gắn kết với bạn. Họ muốn bạn biết họ là ai. Họ muốn bạn hiểu làm thế nào các sản phẩm và giải pháp của bạn có thể giúp họ. Và một khi họ xác định các giải pháp của bạn có thể giải quyết các vấn đề của họ, tầm nhìn của bạn có thể giúp họ thành công, bạn sẽ có được lòng trung thành của họ.

Nhưng làm thế nào
bạn tạo nên lòng trung thành đó? Bằng cách xây dựng các  mối quan hệ với khách hàng dựa trên sự giao tiếp thông tin trên các kênh mạng xã hộixây dựng lòng tin từ khách hàng.
Bước đầu tiên trong việc tạo ra một doanh nghiệp cộng đồng là tham gia vào việc kết nối toàn diện, tích cực, "luôn luôn" đối thoại xung quanh doanh nghiệp của bạn.
Nhưng khi bạn đã kết nối, bạn cần làm gì nữa để xây dựng lòng trung thành của khách hàng? Đó là xây dựng lòng tin. Bạn phải trở thành một doanh nghiệp mở bằng cách chấp nhận sự minh bạch: minh bạch trong cách làm sao bạn tương tác với khách hàng, làm thế nào bạn xây dựng các sản phẩm, làm thế nào bạn tạo ra 1 hệ thống sinh thái xung quanh doanh nghiệp của mình.

Khách hàng muốn biết lý do tại sao bạn quyết định giá cả mà bạn đang
áp dụng, làm thế nào để bạn thông báo cho họ về những sản phẩm mới, quy trình gì bạn đang sử dụng cho việc tạo ra và cung cấp sản phẩm và dịch vụ của bạn. 

Ngày hôm nay  khách hàng luôn có một thế giới thông tin trong tầm tay của họ, nhưng điều họ thực sự cần ai đó thì đó chính là người thực sự biết nhu cầu của họ và mang lại cho họ giá trị đầu tư tối đa.

Đây là một công thức đơn giản để tạo ra một khách hàng trung thành trong thời đại mới kinh doanh cộng đồng
:

Sự cởi mở
dẫn tới trách nhiệm. Trách nhiệm xây dựng lòng tin. Lòng tin là nền tảng của mối quan hệ bền vững.


Bởi vì bạn đang giao tiếp với khách hàng của bạn trên một
không gian thông tin toàn cầu hóa với tất cả những  cụm từ, bài viết, trang blog trên khắp thế giới, nên bạn cần phải tiếp cận khách hàng của bạn với 1 sự cởi mở và minh bạch. Bằng cách chấp nhận sự cởi mở và minh bạch, bạn luôn sẵn sàng cho các cuộc đối thoại giữa khách hàng với bạn, giữa bạn với nhân viên của bạn. Làm được điều này bạn sẽ tạo ra một doanh nghiệp cộng đồng thành công. 

6 Jul 2012

DOANH NGHIỆP VIỆT CÓ TẦM NHÌN NGẮN HẠN VÀ HAY THỎA HIỆP


Cách đây khá lâu khi còn ngồi ghế nhà trường, trong một cuộc tọa đàm giao lưu với những lãnh đạo tiêu biểu, tôi có hỏi một lãnh đạo người Mỹ của một tập đoàn bán lẻ hàng đầu ờ nước này: "Ông có thể giải thích vì sao trong đội ngũ lãnh đạo tập đoàn của ông không có ai là người châu Á không?”.

Câu hỏi “nhạy cảm” của tôi nhận được một câu trả lời không thể thẳng thắn hơn: "Chào bạn, có hai yếu tố tạo xung đột tính cách và văn hóa làm tôi khó hợp tác với những người đến từ thị trường mới nổi: thứ nhất, tầm nhìn ngắn hạn (short-term oriented), thứ hai - thỏa hiệp với số đông (groupthink)”.

Ông ta đã giải thích nhiều lần rằng đó là cảm nhận cá nhân, và hoàn toàn không có chút ý niệm nào về kỳ thị hay phân biệt chủng tộc. Tuy nhiên, câu trả lời làm tôi cảm thấy bị đả kích, xúc phạm và tổn thương tinh thần dân tộc mạnh mẽ… tôi hậm hực và cảm thấy “phán xét” của người này là không công bằng.

Thế nhưng, trớ trêu thay, qua hơn chục năm nay quan sát và trải nghiệm những sóng gió trên thương trường, mỗi ngày tôi càng hiểu ra “thâm ý” của câu nói trên. Nó càng làm tôi thấm thía đến tận xương tủy, ám ảnh và thầm cảm ơn vì ông là một "bác sỹ" chẩn đoán tài ba cho những căn bệnh phổ biến nhất của những người quanh tôi.

1. Bệnh thứ nhất: tầm nhìn ngắn hạn

Tôi còn nhớ ở Sài Gòn một thời rộ lên phong trào mở nhà sách, quán bida, rồi karaoke, đến gần đây là yến sào v.v… cứ đi vài bước là thấy một cửa hàng. Nhưng một khi ồ ạt mở ra thì sẽ bão hòa và rất nhiều cửa hàng phải đóng cửa vì thua lỗ.

Không phải chỉ thành thị, ở nông thôn cũng thế, năm nay cà phê thắng thì đua nhau trồng cà phê, năm sau tiêu-điều lên thì đốn cà phê mà trồng tiêu-điều. Dạo gần đây cao su “lên hương” thì đi đâu cũng thấy trồng cao su, rồi đến phong trào đào ao nuôi cá nuôi tôm v.v… hệ quả là nông dân mất mùa khóc, được mùa cũng khóc (vì bị thương lái ép giá).

Cái tính “thấy người ta ăn nhộng bốc dòi mà ăn” chả phải chỉ ở những hộ kinh doanh nhỏ lẻ, ngay cả các tập đoàn lớn hùng mạnh. Các doanh nhân dày dạn kinh nghiệm và được đào tạo bài bản cũng không ngoại lệ. Ngành nào “ăn” là đâm bổ vào, họ chỉ mong “thu hoạch” ngay trong vòng 1-2 năm mà quên đi những rủi ro và các giá trị dài hạn như thương hiệu, uy tín, niềm tin của khách hàng.

Cứ như thế từ trào lưu mở ngân hàng, đến công ty chứng khoán, sàn vàng, rồi bất động sản… hệ lụy của căn bệnh này ai cũng thấy ngày hôm nay, ngày càng trầm trọng!

Ngắn hạn về tầm nhìn không chỉ là cái “bệnh” của dân làm ăn, rất nhiều người được dán cái mác “lo xa” suốt đời ki cóp dành dụm để “về già có của giắt lưng”.

Đây không phải là tầm nhìn xa trông rộng, mà thực chất là sự thiển cận, vì họ nhìn tương lai không qua được cái mái nhà mình. Tiền để một chỗ thì làm sao sinh ra tiền? Và ai bảo tiền để một chỗ thì không rủi ro?

Tầm nhìn ngắn hạn cũng chính là nguyên nhân sâu xa của những tệ nạn tham nhũng, quan liêu vì mỗi anh chỉ có nhiệm kỳ vài năm, phải làm sao cho “lại vốn” nhanh trong nhiệm kỳ mới được! Căn bệnh này, có lẽ còn ở tầm cao hơn khi chúng ta liên tục khai thác đến cạn kiệt các tài nguyên thô, không qua chế biến và bán ra nước ngoài.

Một khảo sát của một hãng nghiên cứu thị trường nước ngoài cho thấy, trên 98% doanh nghiệp Việt Nam không đầu tư vào khâu nghiên cứu và phát triển (R&D), đây cũng là minh chứng hùng hồn cho căn bệnh “ăn xổi ở thì” của doanh nghiệp Việt.

2. Bệnh thứ hai: thỏa hiệp với đám đông

Từ nhỏ học trong trường chúng ta phải mặc đồng phục, tóc tai đồng nhất, làm toán phải đúng công thức và cách trình bày của thầy, làm văn phải theo dàn ý và bài mẫu, đã quen với kiểu thầy cố “mớm chữ” cho mà nhai.

Cái “nếp” từ bé khiến những người có suy nghĩ xuất chúng, khác biệt thường tự động bị đào thải khỏi guồng máy xã hội. Chữ “cá biệt” ở nước ta luôn được hiểu theo nghĩa tiêu cực (??!!). Có thể nhìn lại động lực phát triển khoa học- kinh tế- xã hội trong lịch sử trước nay đều xuất phát từ những con người “cá biệt” sao?

Steve Jobs từng nói: “Tất cả các thiên tài đều là những thằng ngốc, cho đến khi họ tự chứng minh là mình đúng”.

Thỏa hiệp với đám đông là nguồn cội của việc “chọn việc dễ mà làm” (với lý lẽ “vì xung quanh ta họ đều làm vậy”). Dẫn đến việc lựa chọn những mô hình sản xuất kinh doanh dễ kiếm tiền (nhanh) nhất, hệ quả là mất cân đối về cơ cấu kinh tế, tập trung quá nhiều vào các ngành sản xuất cơ bản như sắt thép-xi măng-khoáng sản v.v…

Để rồi hoàn toàn không chú trọng các ngành công nghiệp dịch vụ có giá trị gia tăng cao. Những ngành “dễ làm” như kể trên có tỷ suất sinh lợi trên doanh thu thấp do đó chỉ cần một cái “hắt hơi sổ mũi” của kinh tế vĩ mô là bên bờ vực phá sản ngay.

Sự thỏa hiệp với đám đông không những cản trở sự bứt phá để phát triển, còn nguy hiểm hơn khi nó bào mòn các chuẩn mực về đạo đức xã hội.

Ở trong một cộng đồng mà ai cũng vượt đèn đỏ thì việc vượt đèn đỏ trở thành “bình thường”. Trong một lớp học ai cũng ném phao, quay cóp thì một học sinh sẽ cảm thấy gian lận là “không có gì nghiêm trọng”. Trong một cơ quan mà ai cũng tham nhũng thì người không tham nhũng tiêu cực sẽ là kẻ phải ra đi.

Tôi hiểu chúng ta cũng có rất nhiều doanh nhân xuất chúng với tầm nhìn dài hạn, đầy bản lĩnh và giữ gìn chuẩn mực đạo đức kinh doanh. Ở đây tôi chi muốn nói đến số đông, vì số đông tạo nên dòng chảy.

Theo VNExpress
Tác giả: Đỗ Chí Hiếu

17 Jun 2012

22 quy luật bất biến trong Marketing

  1. Quy luật tiên phong: Trở thành người dẫn đầu sẽ hiệu quả hơn trở thành người giỏi hơn. (It's better to be first than it is to be better)
  2. Quy luật chủng loại: Nếu bạn không thể trở thành người tiên phong trong một chủng loại sản phẩm nào đó, hãy thay đổi tính chất của chủng loại đó, hoặc tạo ra một chủng loại mới mà bạn có thể là sản phẩm tiên phong (If you can't be first in a category, set up a new category you can be first in)
  3. Quy luật ghi nhớ: Được khách hàng ghi nhớ đầu tiên sẽ hiệu quả hơn là xuất hiện đầu tiên trên thị trường (It's better to be first in the mind than to be first in the marketplace)
  4. Quy luật nhận thức: Marketing không phải cuộc chiến về sản phẩm mà là cuộc chiến về nhận thức (Marketing is not a battle of products it's a battle of perceptions.)
  5. Quy luật tập trung: Vũ khí mạnh mẽ nhất trong marketing là gắn được 1 từ ngữ vào tâm trí khách hàng (The most powerful concept in marketing is owning a word in the prospects's mind)
  6. Quy luật độc quyền: Hai công ty không thể có chung một ấn tượng trong tâm trí khách hàng tiềm năng (Two companies cannot own the same word in the prospect's mind)
  7. Quy luật nấc thang: Chiến lược mà bạn áp dụng tùy thuộc vào việc bạn đang ở nấc thang nào (The strategy to use depends on which rung you occupy on the ladder)
  8. Quy luật song đôi: Cuối cùng mọi thị trường đều trở thành cuộc đua song mã. (In the long run, every marketing becomes a two-horse race.)
  9. Quy luật đối nghịch: Nếu bạn muốn nhắm vào vị trí thứ 2, chiến lược của bạn sẽ phụ thuộc vào người tiên phong (If you're shooting for second place, your strategy is determined by the leader.)
  10. Quy luật phân chia: Theo thời gian, một chủng loại sản phẩm sẽ phân chia và trở thành 2 hoặc nhiều chủng loại (Over time, a category will divide and become two or more categories.)
  11. Quy luật viễn cảnh: Hiệu ứng marketing chỉ phát huy tác dụng sau một thời gian dài. (Marketing effects take place over an extended period of time)
  12. Quy luật mở rộng: Việc mở rộng thêm nhãn hiệu thường là một áp lực không thể cưỡng lại được. (There's an irresistible pressure to extend the equity of the brand.)
  13. Quy luật hy sinh: Để có một thứ gì đó, bạn phải từ bỏ một thứ khác (You have to give up something in order to get something)
  14. Quy luật đặc tính: Bất cứ một đặc tính sản phẩm nào cũng có một đặc tính đối nghịch và hiệu quả đi kèm (For every attribute, there is an opposite effective attribute.)
  15. Quy luật thành thật: Khi bạn thừa nhận một nhược điểm, khách hàng tiềm năng sẽ cho bạn một ưu điểm. (When you admit a negative, the prospect will give you a positive)
  16. Quy luật đòn then chốt: Trong mỗi tình huống, chỉ cần một hành động duy nhất cũng sẽ mang lại nhiều kết quả đáng kể (In each situation, only one move will produce substantial results)
  17. Quy luật không thể dự đoán: Nếu bạn không phải là người lập kế hoạch của đối thủ cạnh tranh, bạn không thể đoán trước được điều gì sẽ xảy ra trong tương lại. (Unless you write your competitor's plans, you can not predict the future.)
  18. Quy luật thành công: Thành công thường dẫn đến kiêu ngạo, và kiêu ngạo sẽ dẫn đến thất bại (Success often leads to arrogance, arrogance to failure.)
  19. Quy luật thất bại: Thất bại là điều cần được dự báo và chấp nhận (Failure is to be expected and accepted)
  20. Quy luật cường điệu: Tình hình thực tế thường trái ngược với những gì giới truyền thông đưa tin (The sistuation is often the opposite of the way it appears in the press)
  21. Quy luật gia tốc: Các chương trình thành công thường không được xây dựng dựa vào những mốt nhất thời mà dựa vào khuynh hướng. (Successful programs are not built on fads, they're built on trends)
  22. Quy luật nguồn lực: Một ý tưởng sẽ không thể trở thành hiện thực nếu không nhận được sự hỗ trợ đầy đủ về mặt tài chính (Without adequate funding an idea won't get off the ground)

15 Jun 2012

Gói giải pháp “SugarCRM-eTimeSheet” dành quản lý dự án trong lĩnh vực “Phần mềm, thiết kế, quảng cáo thương hiệu, …”


Gói giải pháp “SugarCRM-eTimeSheet” dành quản lý dự án trong lĩnh vực “Phần mềm, thiết kế, quảng cáo thương hiệu, …”

Các tính năng chính của sản phẩm:

1/ Quản lý dự án (Projects):
Quản lý thông tin chi tiết của dự án: Mã dự án, tên dự án, ngày bắt đầu, ngày kết thúc, trưởng dự án, khách hàng, tình trạng, ghi chú.
Quản lý nhân viên tham gia dự án.
- Quản lý chi tiết công việc thực hiện của dự án (Project Tasks) đó.
- Quản lý thời gian thực hiện dự án dự kiến và thực tế của từng nhóm tham gia dự án.
- Quản lý chi phí phát sinh(chi phí tiếp khách, chi phí công tác,…) dự kiến và thực tế.
- Quản lý lý hóa đơn dự kiến và thực tế (quản lý chi tiết từng lần thanh toán của khách hàng).
2/ Quản lý nghỉ phép online của nhân viên:
- Nhân viên có thể tự vào đăng ký ngày nghỉ phép cho riêng mình.
- Cấp quản lý được phép duyệt ngày nghỉ của nhân viên mình (chấp nhận hoặc không chấp nhận).
- Phân hệ nghỉ phép có mối liên hệ chặt chẽ với phân hệ TimeSheet: khi ngày nghỉ phép được duyệt thì tự động chương trình sẽ chuyển sang phân hệ timesheet với nhận dạng bằng màu sắc giúp nhân viên có cái nhìn trực quan và chính xác về ngày nghỉ của mình.Ở cấp quản lý bạn có thể dễ dàng biết được tổng quan về số ngày nghỉ của toàn bộ nhân viên trong công ty hoặc của từng người cụ thể.
3/ Quản lý khách hàng & người liên hệ (Account & Contact):
- Thông tin khách hàng, lịch sử giao dịch với khách hàng (khách hàng này có bao nhiêu dự án)
- Quản lý người liên hệ bên khách hàng: gởi thiệp chúc mừng khi tới ngày sinh nhật của người liên hệ bên khách hàng.
- Cảnh báo tự động: cảnh báo các công ty đã lâu không liên hệ.
4/ Quản lý TimeSheet của nhân viên:
- Nhân viên cập nhật thời gian thực hiện dự án mình tham gia mỗi ngày.
- Sau khi cập nhật dữ liệu thành công hệ thống sẽ tự động chuyển đổi màu của ngày đã được cập nhật.
- Hệ thống tự động cảnh báo và không cho nhân viên cập nhật thời gian thực hiện dự án lớn hơn ngày làm hiện tại.
5/ Báo cáo, thống kê về:
- Thông kê thời gian dự kiến (estimation) của từng dự án.
- Thống kê thời gian làm  thực tế của từng người tham gia dự án.
- Báo cáo chi tiết độ chênh lệch giữa thời gian dự kiến (estimation) và thời gian thực tế làm dự án của mỗi nhân viên.
- Báo doanh thu và lời lỗ của 1 dự án hoặc nhiều dự án trong 1 khoảng thời gian nào đó.
- Báo cáo chi tiết quá trình thanh toán của từng dự án trong 1 khoảng thời gian bất kỳ.
- Báo cáo chi tiết từng ngày về thời gian thực hiên  trong tháng (theo nhân viên, theo dự án).
6/ Các tính năng tiện ích:
- Toàn bộ báo cáo đều Export to Word (giảm thiểu công việc mang tính chất “paper work”):
- Tìm toàn cục (Global Search): tìm nhanh nhiều đối tượng Account, Contact, Projects.- Ngoài ra, phần mềm còn nhiều tính năng tiện ích khác như lịch làm việc, tài liệu chia sẻ chung,….
- Hệ thống truy vấn dữ liệu động:
  • Bạn có thể kết hợp nhiều tiêu chí search khác nhau để cho ra các mẫu biểu tức thời, đáp ứng yêu cầu của cấp trên.
  • Các biểu mẫu này bạn hoàn toàn có thể tùy chỉnh số cột xuất hiện cho phù hợp với đặc thù của mình.
  • Bạn có thể lưu các tiêu chí này cho lần sau nếu như công việc trích lọc này lặp đi lặp lại thường xuyên.
  • Đặc biệt hơn nữa bạn hoàn toàn có thể kết xuất kết quả truy vấn này ra excel.

Gói giải pháp “SugarCRM-Groupon” dành cho lĩnh vực “Mua chung, Cùng mua, Nhóm mua”


Gói giải pháp “SugarCRM-Groupon”  dành cho lĩnh vực “Mua chung, Cùng mua, Nhóm mua” 

Các tính năng của sản phẩm:
1/ Quản lý Khách hàng (Merchant):
Loại merchant: merchant cũ, mới, tự tìm kiếm, được giới thiệu
Quản lý thông tin khách hàng: tên, địa chỉ, điện thoại, số fax…
- Lịch sử làm việc với khách hàng: tất cả thông tin hoạt động liên quan tới khách hàng từ trước đến nay như lịch sử hẹn gặp, lịch sử gọi điện, lịch sử gởi mail, giao dịch khác (hợp đồng, phiếu Điều kiện deal đã thực hiện, phiếu So sánh deal đã thực hiện…)
2/ Quản lý hoạt động Sales
Quản lý hoạt động liên hệ với merchant: gọi điện, gửi email, meeting, gặp trực tiếp
- Tạo phiếu Điều kiện Deal cho Merchant
- Tạo phiếu So sánh Deal cho Merchant
- Tạo phiếu Thông tin Deal cho Merchant
3/ Quản lý hoạt động Operation (Điều hành)
Duyệt deal
- Tổ chức LỊCH LÊN DEAL (chức năng này giúp Điều hành có một cái nhìn tổng quan về các deal diễn ra trong ngày, tuần, tháng, năm) cùng các hoạt động đi kèm
- Giao việc cho các bộ phận  & theo dõi tiến độ (dựa trên chức năng Lịch lên Deal)
4/ Quản lý hoạt động khác
- Email Marketing: gởi mail CSKH, quảng cáo hàng loạt
- SMS Marketing: gởi sms CSKH, quảng cáo hàng loạt
- Quản lý Tài liệu: ứng dụng cho nhiều mục đích, trong đó có chức năng là kho kiến thức, tài liệu trực tuyến chung của công ty
5/ Báo cáo, thống kê về:
- Thống kê Merchant theo ngành nghề, theo khu vực, theo thời gian, theo nhân viên quản lý
- Thống kê Deal theo ngành nghề, theo thời gian, theo merchant, theo nhân viên quản lý
- Thống kê về hoạt động Sales man:
  • Cuộc gọi theo ngày, theo tuần, tháng, năm; theo khách hàng
  • Cuộc hẹn theo ngày, theo tuần, tháng, năm; theo khách hàng
  • Tác vụ theo ngày, theo tuần, tháng, năm; theo khách hàng
6/ Các tính năng tiện ích, mở rộng:
- Export to Word, PDF (giảm thiểu công việc mang tính chất “paper work”): xuất hợp đồng (theo mẫu) ra file Word, PDF.
Mapping: mục đích của chức năng này là giúp công việc khó khăn nhất của người điều hành: làm sao tổ chức một lịch lên deal hợp lý nhất, tận dụng tối đa  thời gian nhất của các nhân viên tham gia lên deal. Với 1 deal đã được xác định ngày lên, chương trình sẽ tìm kiếm và lọc ra các nhân viên có thời gian làm việc rảnh trùng khớp với thời gian lên deal, người điều hành chỉ cần dựa vào đó để xem xét, bố trí công việc lên deal sao cho phù hợp nhất.

Gói giải pháp “SugarCRM-Travel” dành cho hoạt động ngành du lịch


Gói giải pháp “SugarCRM-Travel” dành cho hoạt động  ngành du lịch 

Các tính năng chính của sản phẩm:
1/ Đối với bộ phận sales (nhân viên bán hàng):
- Theo dõi được lịch sử làm việc với khách hàng
- Quản lý thông tin đặt tour
- Trích lọc, tìm kiếm thông tin khách hàng cũ dễ dàng
- Quản lý khách đoàn
- Quản lý khách lẻ
- Chiết tính tour
- Báo giá cho khách hàng
2/ Đối với bộ phận điều hành:
- Quản lý passpost
- Quản lý chất lượng tour và dịch vụ
- Quản lý thông tin đặt dịch vụ
- Quản lý các dịch vụ thuê
3/ Đối với bộ phận chăm sóc khách hàng:
- Gửi email tự động chúc mừng các sự kiện đặc biệt của khách hàng
- Theo dõi được khách hàng đã đi những tour nào?
- Tính điểm cho khách hàng
- Phân loại khách hàng
4/ Đối với bộ phận quản lý:
- Theo dõi lịch làm việc của nhân viên
- Theo dõi được doanh thu thông qua các báo cáo
- Phân quyền cho nhân viên sử dụng…
5/ Ngoài ra, phần mềm còn có các tính năng và tiện ích khác như:
  • Export to word
  • Chiết tính
  • Nhắc sinh nhật, ngày đặc biệt của khách hàng
Xem Thư ngỏ về sản phẩm Click to download
Download tài liệu giới thiệu tổng quan tính năng Click to download