6 Nov 2014

CHỨC NĂNG CRM: ĐÁNH GIÁ BÊN TRONG VÀ BÊN NGOÀI

Một trong những giá trị lớn nhất mà các hệ thống CRM mang lại cho tổ chức/doanh nghiệp (TC/DN) chính là việc đưa ra các đánh giá có liên quan đến khách hàng (KH).

Đánh giá CRM

Chức năng đánh giá của CRM có nhiều cấp độ, phụ thuộc vào thông tin được cung cấp: từ số liệu thống kê đến số liệu đã được xử lý, từ đánh giá hiện tại đến các dự báo cho tương lai. Tùy nhu cầu của TC/DN mà cấp độ xử lý thông tin cần đạt được của hệ thống CRM được xác định khác nhau với các nội dung:

- Hoạch định chính sách của TC/DN đối với các vấn đề có liên quan đến KH.
- Hoạt động của các bộ phận trực tiếp tiếp xúc với KH.
- Dự báo (ngắn và dài hạn) về thị trường và KH.

Hệ thống CRM trong mỗi TC/DN thường khác biệt nhau, phụ thuộc vào phương pháp, tiêu chí đánh giá, lĩnh vực kinh doanh cũng như việc kết hợp các tiêu chí trong một quyết định. Trên thực tế, áp dụng cùng lúc nhiều phương pháp, tiêu chí đánh giá là giải pháp thường được TC/DN sử dụng để có một cái nhìn toàn diện về KH và thị trường của mình.

Đánh giá bên ngoài

Đánh giá bên ngoài nhằm xác định phản ứng của KH đối với TC/DN và sản phẩm (SP) của họ. Những số liệu thống kê thể hiện tính hiệu quả của chiến lược kinh doanh đang triển khai, trong đó, bao hàm cả kết quả xây dựng thương hiệu của TC/DN. Một số phương pháp thường được sử dụng: mô hình “customer equity” (tạm dịch là “giá trị tương đối của khách hàng”), phân tích giá trị của KH, kiểm soát sự tin cậy của KH…
Mô hình “customer equity” liên quan đến sự đánh giá của KH (khách quan hoặc chủ quan) về thương hiệu và khả năng gắn bó của KH với thương hiệu. Đây là mô hình tính toán lợi ích kinh tế từ việc phát triển một hoặc một vài thành phần của “customer equity” được lượng hóa thành tiền. Sử dụng mô hình này, hệ thống CRM thực hiện đánh giá theo hai hướng: sự liên hệ giữa các thành phần của “customer equity” với kinh doanh và mối liên hệ giữa phản ứng của KH với thành phần của “customer equity”.

imagesPhân tích giá trị của KH nhằm xác định cách thức thay đổi về giá cả, chất lượng của SP để tác động đến thị trường và là một kênh thông tin chủ yếu cho đánh giá bên ngoài của CRM. Phương pháp thường được sử dụng là so sánh giá cả, chất lượng của các SP tương đương giữa các đối thủ cạnh tranh thông qua biểu đồ. Biểu đồ này sẽ chỉ ra sự mong muốn của KH đối với giá cả, chất lượng SP và sự lựa chọn của KH. Từ những chỉ số đánh giá ở trên, hệ thống CRM phải xây dựng các thuật toán đánh giá nhằm đưa ra những dự báo giúp người quản lý có những quyết định về chất lượng và cơ cấu Sản Phẩm.

Sự tin cậy của KH (bao gồm cả nhân viên và đối tác của TC/DN) là một yếu tố quan trọng trong sự phát triển của TC/DN. Thực hiện kiểm soát sự tin cậy là thể hiện ý tưởng “nếu hiện tại TC/DN có một số ít KH rời bỏ thì lợi ích của TC/DN sẽ bị ảnh hưởng rất lớn trong tương lai”. Nói cách khác, những số liệu về sự tin cậy của KH sẽ giúp cho TC/DN dự báo được tình hình kinh doanh trong tương lai.

Những chỉ số hệ thống CRM cần thống kê là: số lượng KH mới, số lượng KH giảm mua và số lượng KH cũ rời bỏ, số lượng hoặc tỷ lệ KH tiềm năng chuyển sang là KH thực sự. Sự tin cậy của KH còn thể hiện qua uy tín thương hiệu. Thương hiệu là một tài sản vô hình nhưng hệ thống CRM lượng hóa những yếu tố liên quan đến KH có ảnh hưởng đến thương hiệu của TC/DN bằng cách xác định những thành phần này như là tài sản hữu hình. Tuy nhiên, việc xác định mỗi yếu tố trong giá trị tổng thể của thương hiệu tùy thuộc vào mỗi người đánh giá và được thể hiện bằng các thuật toán đánh giá của phần mềm CRM hạt nhân của hệ thống CRM.

Đánh giá bên trong

Đánh giá bên trong của hệ thống CRM tập trung vào đánh giá năng lực cung cấp SP, dịch vụ của TC/DN thông qua các hoạt động liên quan trực tiếp đến KH: tiếp thị, hệ thống bán hàng, hoạt động dịch vụ và hệ thống cung cấp, bảo đảm.
Theo CRMvietnam

29 Oct 2014

6 điều một CEO nên biết về CRM

Một CEO không nên quan tâm nhiều đến việc đánh giá chi tiết về một hệ thống CRM với các chức năng mới nhưng có 6 tiêu chí họ cần phải đảm bảo rằng công ty của mình đã đạt được.

CEO và CRM
1. Việc sử dụng thử nghiệm có thành công không?
Nếu một phòng ban trong công ty dùng thử nghiệm một hệ thống phần mềm, có thể xảy ra trường hợp các phòng ban khác không muốn dùng hệ thống đó. Nếu tất cả mọi người đều bị ảnh hưởng bởi sự lựa chọn này, giải pháp cuối cùng có thể sẽ phức tạp và sẽ dần dẫn đến thất bại. Chính vì vậy hãy đảm bảo sự cân bằng.
2. Nhân viên của tôi sẽ sử dụng nó chứ?
Đáng buồn là một nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của CRM đó là nhân viên trong công ty không sử dụng nó. Hãy đảm bảo rằng hệ thống này nhanh và dễ sử dụng, không có vướng mắc; mọi người đều có thể làm việc với nó và đảm bảo rằng việc quản lý sẽ củng cố thêm tầm quan trọng của hệ thống.
crm và CEO
3. Có thể lấy dữ liệu ra được không?
Sớm hay muộn, bạn cũng sẽ cần phải đưa dữ liệu ra khỏi hệ thống CRM để phân tích hay chuyển đổi. Nếu bạn có một hệ thống in-house*, hãy đảm bảo rằng dữ liệu được lưu trữ trong một hệ thống lưu trữ tiêu chuẩn công nghiệp như Microsoft SQL Server… Nếu bạn chọn một hệ thống hosted*, thì việc bạn có thể sao chép được dữ liệu bất cứ khi nào bạn muốn lại là một điều cần thiết.
4. Hệ thống CRM có luôn luôn sẵn sàng không?
Chất lượng của hệ thống CRM giảm sút đồng nghĩa với việc chúng ta không thể bán được hàng. Nếu bạn có một hệ thống in-house, hãy đảm bảo rằng các nhân viên IT của bạn hiểu được cấu trúc dữ liệu và có thể xây dựng lại hệ thống. Nếu bạn chọn một hệ thống hosted, hãy kiểm tra lại bản hợp đồng bảo hiểm của công ty mà bạn đã mua hệ thống, các cách thức và kế hoạch sửa chữa, đồng thời hãy sao lưu thường xuyên các dữ liệu.
5. Hệ thống có thể phát triển cùng chúng tôi hay không?
Hãy đảm bảo rằng công nghệ này có thể được cung cấp cho các loại phòng ban khác nhau và nếu là công ty đa quốc gia thì nó phải đảm bảo tính chính xác cho giờ địa phương. Nếu hệ thống của bạn bị giới hạn bởi số lượng người sử dụng, hãy kiểm tra giá của việc gia tăng số lượng người sử dụng là bao nhiêu.
6. Công ty cung cấp có đánh giá cao chúng tôi không?
Hãy đảm bảo rằng công ty cung cấp hiểu được công việc kinh doanh của bạn, vì thế có thể giúp đội của bạn xây dựng hệ thống. Điều đó thể hiện một điều là công ty cung cấp quan tâm đến công ty của bạn.

Theo CRM vietnam

22 Oct 2014

Rùa và Thỏ – Câu chuyện được viết riêng cho Cocacola

Từ nhỏ, chắc hẳn bạn đã nghe kể nhiều lần về câu chuyện thi chạy của Rùa và Thỏ. Một câu chuyện giáo dục nhẹ nhàng, đơn thuần nêu bật lên được việc chăm chỉ của Rùa, nỗ lực không ngừng, không bao giờ bỏ cuộc và sự tự tin của chàng Thỏ có tài.

Thế nhưng, câu chuyện này lại một lần nữa nêu bật lên nhiều ý nghĩa khác, bắt đầu qua lời kể của CEO của Coca Cola.

Hãy xem nào:
“Xa xưa, dưới sự thách thức và tự kiêu của Thỏ, một cuộc thi chạy xem ai nhanh nhất đã được tổ chức giữa bạn Rùa và bạn Thỏ. Sau khi sắp xếp lộ trình cuộc đua, chúng bắt đầu thi đấu. Tuy nhiên vì chủ quan, Thỏ nhà ta cứ hồn nhiên, tha hồ rong chơi, hái hoa bắt bướm vì khinh địch, không tập trung vào cuộc thi. Trong khi đó, Rùa vẫn cứ chăm chỉ chạy và gần đến đích. Đến khi Thỏ nhận ra thì đã không còn kịp nữa rồi, Rùa đã chiến thắng.

Bài học trên đưa ra đó là: chậm và chắc đã thắng cuộc.

Tuy nhiên, cuộc sống không hề đơn giản, và câu chuyện cứ như thế được tiếp diễn ra như sau:

Vì vô cùng thất vọng và không thể chấp nhận kết quả cuộc đua như thế, nên Thỏ đã đòi tổ chức lại 1 cuộc thi tiếp theo. Lần này Thỏ đã suy nghĩ chín chắn, kiên quyết tập trung và dùng hết sức, để có thể thắng được Rùa. Với lần thi này, Thỏ đã chạy hết tốc độ và sức lực của mình một mạch. Và dĩ nhiên, nó đã thắng, bỏ xa bạn Rùa đến mấy dặm đường.

Lần này bài học là gì: nhanh và vững chắc sẽ thắng cái chậm chắc và ổn định.

tho va rua

có hai người cùng làm trong một công ty, một người chậm, nguyên tắc và luôn đáng để tin cậy; còn một người khác nhanh và vẫn đáng tin, thì người nhanh hơn chắc chắn sẽ được thăng chức nhanh hơn. Không bác bỏ việc chậm chắc, nhưng nhanh và đáng tin vẫn tốt hơn nhiều.

Vẫn là câu chuyện đó, nhưng nó lại tiếp diễn theo một hướng khác:

Bạn Rùa đã suy nghĩ và nhận ra rằng: với 1 đường đua thông thường, thì khó có thể chiến thắng được Thỏ. Cho nên, Rùa đã đòi thi một lần nữa và thay đổi lộ trình đường đua. Thỏ đồng ý thi chạy tiếp. Vẫn chạy hết sức của mình, nhưng Thỏ lại chùn bước ở 2 Km cuối vì đó là 1 con sông nhỏ và đích lại ở bên bờ sông kia. Thỏ chưa biết phải làm sao. Trong lúc đó, Rùa đã đến và bơi qua 2 km sông còn lại để giành chiến thắng.

Và bài học: biết xác định điểm mạnh và ưu thế của bản thân, nên sẽ biết chọn được 1 sân chơi phù hợp cho mình.

Thỏ tức mình, tổ chức cuộc đua cuối để giành kết quả chung cuộc. Sau khi suy nghĩ, chúng quyết định thi chạy cùng với nhau thành một đội. Thỏ cõng Rùa chạy trên bờ, đến sông, Rùa cõng Thỏ bơi qua. Nhìn lại chặng đua, cả hai hết sức hài lòng vì kết quả nhanh hơn những lần trước nhiều.
Thật tuyệt khi chọn những người làm cùng đầy năng nổ và hợp sức để giúp đỡ lẫn nhau. Bạn không phải là một cá thể hoàn hảo trên tất cả lĩnh vực, do vậy, kết hợp với người khác sẽ giúp bạn tốt hơn nhiều trong công việc.

Điều quan trọng là phải chọn được người nhóm trưởng với nhiều ưu thế trong từng trường hợp cụ thể được đặt ra. Bên cạnh đó, Thỏ và Rùa không hề nản chí, bỏ cuộc trước những thất bại của bản thân hay khó khăn. Và trong cuộc sống, đôi khi bạn có thể thất bại, có thể cũng là điểm lặng cho bạn cố gắng và nỗ lực hơn nhiều, nhưng đôi khi phải nghĩ và tìm kiếm chiến lược giải pháp khác, đôi khi cả kết hợp 2 yếu tố trên.

Thỏ và Rùa là một minh chứng cho việc cùng nhau kết hợp để giải quyết vấn đề thay vì cạnh tranh lẫn nhau. Roberto – CEO của Coca Cola năm 1980, ông đã phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt của Pepsi. Họ tranh nhau từng 0.1% doanh thu trên thi trường. Tuy nhiên khi khảo sát thị trường, ông nhận ra rằng, người ta không chỉ uống nước ngọt mà còn nhiều loại khác nữa. Phải chăng ông nên cạnh tranh với tất cả các thức uống khác như trà, cà phê nữa chăng.


Ông quyết định đầu tư máy bán coca cola tự động ở các góc đường phố, để ai muốn uống coca cũng đều tìm thấy dễ dàng. Và doanh thu lập tức tăng vọt một cách nhanh chóng. Ý tưởng quan điểm “nhanh, chắc” sẽ luôn đánh bật “chậm, ổn định”, và kết hợp nhưng ưu điểm của bản thân trên cách làm việc nhóm đầy hiệu quả hơn nhiều. Đặc biệt không nên nản chí khi gặp thất bại, phải cố gắng tìm giải pháp khắc phục điểm yếu.

16 Oct 2014

Làm thế nào để có sự tương tác với khách hàng trên Facebook?

Một câu hỏi lớn được được đặt ra cho các admin Fanpage: Làm thế nào để có thể thu hút được nhiều sự chú ý của người dùng và biến họ thành Fan trên trang Fanpage của mình? Đặc biệt đối với các fanpage kinh doanh việc lấy sự tương tác với các fan lại còn khó hơn các fanpage cộng đồng.
Tăng được lượng likes cho các post trên Facebook Fanpage là điều tốt nhưng còn tốt hơn nếu tăng được lượng Share nội dung những posts đó. Đó là bởi vì Share đồng nghĩa là nội dung của bạn đang được lan truyền trên mạng xã hội và tạo ra sự lan truyền về doanh nghiệp của bạn.

Tuy nhiên, nội dung Facebook Share của bạn không phải là đơn giản như việc đưa một cái gì đó lên timeline Facebook Fanpage của bạn và hy vọng các Fans share cho các posts đó. Bạn cần để tạo ra nội dung đáng chia sẻ. Xem thêm các thông tin về Hitech và thông tin công nghệ tại đây.

Để làm điều đó, chuyên gia Facebook Marketing Mari Smith cung cấp 14 cách để tăng cường khả năng hiển thị nội dung của bạn và tạo hiệu ứng lan truyền chia sẻ trên Facebook.

marketing facebook

Theo onlinebusinessforum.vn

11 Oct 2014

PHẦN MỀM CRM GIÚP TĂNG DOANH SỐ

Khi lựa chọn một phần mềm ứng dụng, hiển nhiên khách hàng sẽ quan tâm xem nó có cải thiện được công tác quản lý và giúp họ tăng trưởng doanh số hay không. CRM (Custom Relationship Management) – phần mềm quản trị quan hệ khách hàng có thể đáp ứng những yêu cầu đó.

tang doanh so
CRM được hiểu đơn giản là một phần mềm (PM) ứng dụng trong công tác quản lý các mối quan hệ với khách hàng. Hạt nhân của PM là cơ sở dữ liệu (CSDL) thu thập từ các bộ phận trong công ty. Do vậy, cũng như tất cả các PM ứng dụng khác, để CRM trở thành một công cụ đắc dụng, phải chấp nhận thực tế “PM không phải là một dự án kỹ thuật thuần túy”. Nếu dùng PM CRM, bạn cần dành cho nó mỗi ngày khoảng 20 phút nhập liệu/người (tùy theo số nhân viên kinh doanh tham gia). Nếu thực hiện tốt, CRM sẽ trở thành một trợ thủ đắc lực trong công cuộc chinh phục khách hàng của bạn với những lợi ích sau:
  • Kiểm soát và quy hoạch thị trường

Các DN thường nhắc đến chính sách marketing “4P” khi xác lập thị trường mục tiêu: Product (Sản phẩm), Price (Giá cả), Place (Kênh luồng tiêu thụ), Promotion (Xúc tiến thị trường). Ngược lại, thị trường sẽ có nhận thức – thái độ – hành vi nhất định với sản phẩm, dịch vụ của DN.

Tuy nhiên, không hẳn khi nào và với bất cứ sản phẩm nào các công ty cũng có thể tổ chức điều tra, đánh giá phản ứng của thị trường, nhất là các công ty nhỏ. Nếu ta quản lý tốt các thông tin liên quan đến các quan hệ giao dịch (như: mục đích, phương tiện, tình trạng, nội dung, tần suất…) chúng ta có thể đo lường được hiệu quả của các giao dịch, từ đó có thể đưa ra thông điệp phù hợp với thị trường. Với khả năng tổng hợp thông tin và cung cấp các công cụ phân tích hành vi, PM CRM có thể giúp các công ty thu nhận phản hồi từ thị trường –> thay đổi trong tổ chức cho phù hợp –> đưa ra chính sách mới.

Chiếm lĩnh thị trường là cả một nghệ thuật, vì với mỗi loại sản phẩm, thị trường lại có hành vi ứng xử khác nhau. CRM sẽ hỗ trợ công ty xây dựng các CSDL thông tin phân tích thị trường rõ ràng, phân biệt các nhóm khách hàng trong thị trường mênh mông; từ đó đưa ra các chiến lược khách hàng đúng đắn.
  • Lập kế hoạch marketing

CRM và chiến dịch MarketingCác tổ chức DN nhỏ thường không có thói quen lập kế hoạch trước khi bắt đầu công việc. Đây là lý do tại sao có sự khác biệt về năng suất lao động trong các tổ chức và giữa những con người. Việc phải đề cập tới các yếu tố cụ thể của kế hoạch như: người thực hiện, sản phẩm, kênh luồng, giá cả, xúc tiến, doanh số mục tiêu, thời gian… sẽ giúp chúng ta tạo một hành lang, vạch một con đường để chiếm lĩnh thị trường. CRM có thể giúp công ty xác định các phân khúc thị trường, chọn mẫu đối tượng, lập các kế hoạch gần và xa…
  • Tăng năng suất lao động

Trong CRM, hoạt động của người kinh doanh được kiểm soát theo hai loại hình: theo kế hoạch chuẩn và theo lịch hẹn (kế hoạch phát sinh ). Hàng ngày, người kinh doanh mở màn hình “Công việc hàng ngày” và tại đây hiển thị các khách hàng cụ thể, các nhiệm vụ cụ thể. Điều này tưởng như tầm thường, nhưng lại là cách thức làm việc của các nhà tỷ phú, đơn giản và hiệu quả.

Khối lượng, chất lượng công việc trong quá trình được lưu vết trong “Hồ sơ giao dịch” hay “Phân tích giao dịch” sẽ chỉ ra cho người kinh doanh kết quả công việc đã làm được. Điều này rất quan trọng. Bản chất tăng năng suất lao động là phải đo lường được khối lượng, chất lượng công việc; phải có hệ thống giám sát và thúc đẩy thường xuyên. CRM đồng hành cùng DN trong việc thay đổi cách thức làm việc.
  • Phân loại khách hàng

Đánh giá, phân loại là một yêu cầu không thể thiếu khi kết thúc một chu trình làm việc. Do có thể phân loại khách hàng, chọn các mẫu đối tượng, phân khúc thị trường…, CRM giúp các công ty gửi thông điệp tới đúng địa chỉ và hoàn thiện kế hoạch tiếp thị.
  • Dự báo đặt hàng

Có nhiều số liệu để hình thành dự báo, như số liệu thống kê kế toán, số liệu của sản phẩm tương tự, số liệu cùng kỳ, số liệu phân tích theo lý thuyết dự báo… Nhưng CRM cho chúng ta số liệu trực tiếp từ sự “cam kết chưa thành văn” của từng khách hàng trong các lần giao dịch về sản phẩm, số lượng, giá, thời gian dự định mua. Cơ sở các mối quan hệ khách hàng trở thành cơ sở các đơn đặt hàng hay nói cách khác, với CRM chúng ta có thể chủ động dự báo được nguồn lực khách hàng.
  • Gửi thông điệp hàng loạt tới khách hàng

Một trong những giá trị của thời đại Internet là người ta có thể gửi thông điệp ngay lập tức tới hàng triệu khách hàng mà không bị giới hạn bởi không gian địa lý hay những cản trở khác. Việc này không chỉ tốt cho tuyên truyền mà còn mang lại hiệu quả kinh tế nhờ cắt giảm được các chi phí tiếp thị trực tiếp. Ngoài khả năng tiếp thị hàng loạt, đúng đối tượng, các công cụ trong CRM còn hỗ trợ nhân viên kinh doanh giữ gìn tốt các mối quan hệ với khách hàng như: thông báo ngày kỷ niệm chung, ngày sinh nhật của khách hàng…
  • Duy trì tính liên tục trong kinh doanh


Mỗi tổ chức, DN bao giờ cũng có sự thay đổi nhân sự hoặc thay đổi về vị trí công việc và DN nào cũng cố gắng để sự thay đổi đó ít gây ảnh hưởng xấu nhất tới hoạt động của mình. Thực ra, những ảnh hưởng xấu không phải là do khó tìm người có trình độ tương đương mà do thông tin và đặc biệt là quan hệ khách hàng thường thay đổi cùng với nhân sự. Rất nhiều tổ chức được tách ra hoặc được hợp nhất lại trên nền tảng thông tin về quan hệ khách hàng. PM quản lý quan hệ khách hàng giúp chúng ta duy trì dòng chảy liên tục về quan hệ khách hàng – chính là “dòng doanh số” của DN.

8 Oct 2014

Hướng dẫn sử dụng SugarCRM-Travel

TRAVEL QUICK GUIDE
Mục lục
1 Đăng nhập
Lưu ý:
 Với tài khoản cấp cho sales, màn hình giao diện cho Sales chỉ được phân quyền những mục liên quan tới sales
 Với tài khoản cấp cho manager, màn hình giao diện quản lí toàn diện hơn.
 Hướng dẫn sử dụng bên dưới dựa theo tài khoản của manager, ngôn ngữ sử dụng English
1.1 Màn hình giao diện đăng nhập
1.2 Ý nghĩa phân hệ
STT
Khái niệm
Ý nghĩa phân hệ
1
Marketing – Quảng bá thông tin
Chiến dịch
Lưu trữ thông tin các chiến dịch quảng bá thông tin sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp tới khách hàng thô, khách hàng tiềm năng hoặc khách hàng cũ.
KH Thô
Lưu trữ thông tin khách hàng chưa sử dụng dịch vụ, sản phẩm lần nào tại ngân hàng, có thể là các nguồn thông tin mua được từ kênh tổng đài, website, diễn đàn…
Nhóm KH Thô
Lưu trữ thông tinnhóm đối tượng nhận thông tin marketing:
1 Nhóm KH Thô có thể bao gồm:
- Khách hàng cũ có lưu trữ trên hệ thống CRM (KHCN, KH DN)
- Khách hàng thô import từ file Excel
- Khách hàng tiềm năng
2
Pre-sales – Tiếp cận, khảo sát, đánh giá ban đầu
KH Tiềm năng
Lưu trữ thông tin khách hàng tiềm năng. KH Tiềm năng có thể đến từ các nguồn sau:
- Là đối tượng khách hàng thô chuyển đổi thành (sau khi xác định khách hàng thô có tiềm năng)
- Là đối tượng khách hàng mà nhân viên sales tự nhập vào khi có thông tin từ những nguồn đáng tin cậy:
+ Từ người quen giới thiệu
+ Từ khách hàng cũ giới thiệu
+ Từ các chiến dịch: hội thảo, hội nghị…
+ Từ thông tin trên website: khi khách hàng điền thông tin trên các form đăng ký dịch vụ
3
Sales Activities – Hoạt động bán hàng
KH (FIT, GIT)
Lưu trữ thông tin khách hàng là cá nhân (khách lẻ), doanh nghiệp, tổ chức (khách đoàn)
Người liên hệ
Lưu trữ thông tin khách hàng là cá nhân (khách lẻ), doanh nghiệp, tổ chức (khách đoàn)
Cơ hội bán hàng (Đăng ký đi tour)
Cơ hội bán hàng lưu trữ thông tin đăng ký đi tour của khách.
Sản phẩm (Tour)
Lưu trữ thông tin các loại tour
Hợp đồng
Lưu trữ và soạn, xuất thông tin Hợp đồng
Báo giá
Lưu trữ và xuất các bản báo giá cho khách hàng
Hóa Đơn
Lưu trữ và xuất hóa đơn cho Khách hàng
4
After-sales – Chăm sóc sau bán hàng
Vụ việc
Lưu trữ các phản hồi sau bán hàng của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ của công ty
Kiến thức
Lưu trữ các giải pháp xử lý cấc vụ việc của nhân viên theo ngày tháng, dần dần trở thành 1 kho kiến thức hỗ trợ xử lý các vấn đề khách hàng
(*): Module mở rộng theo nhu cầu sử dụng (không có trong bản mặc định)
5
Management – Quản lý
Báo cáo (Reports)
Là báo cáo lại doanh số đạt được và thông kê lại những vụ việc hàng tháng, năm…. Theo yêu cầu của quản lý.
2 Quản lý quy nghiệp vụ sales
2.1 Quy trình tổng quan


Thảm khảo chi tiết và đầy đủ tại đây

Hướng dẫn sử dụng SugarCRM-Su2


SU2 CRM QUICK GUIDE
MỤC LỤC
1 Đăng nhập
1.1 Giao diện đăng nhập
1.2 Ý nghĩa các phân hệ
STT
Khái niệm
Diễn giải /Ghi chú
1
KH Tiềm năng
Là KH có thể sẽ trở thành KH thực sự
2
KH thực sự
Là KH có ít nhất một lần giao dịch thành công với Công ty
3
Contact
Người liên hệ
4
Product
Lưu trữ thông tin sản phẩm
4
Cơ hội bán hàng
Lưu trữ thông tin các thương vụ (cơ hội bán hàng) mà nhân viên sales mang về
5
Vụ việc
Lưu trữ các phản hồi sau bán hàng của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ của công ty
6
Báo cáo (Reports)
Là báo cáo lại doanh số đạt được và thông kê lại những vụ việc hàng tháng, năm…. Theo yêu cầu của quản lý.
 2 quản lý sản phẩm
2.1 Tạo thông tin sản phẩm
Bước 1: Chọn tạo thông tin sản phẩm
Bước 2: Nhập thông tin sản phẩm
Có thể chọn file hình ảnh đi kèm với sản phẩm.
Màn hình chi tiết sản phẩm sau khi Save
2.2 Xem danh sách sản phẩm
2.3 Tìm kiếm sản phẩm
2.3.1 Tìm kiếm nhanh
2.3.2 Tìm kiếm nâng cao
2.3.3 Tìm kiếm cục bộ
3 quản lý nghiệp vụ sales
3.1 Sơ đồ tổng quan
Với CRM chia Khách hàng làm 2 Thành phần:
 Khách hàng tiềm năng: mình nhập KH đầu mối hay còn gọi là LEAD
 Khách hàng thực sự: mình nhập bên Khách hàng hay còn gọi là ACCOUNTS
3.2 Tạo KH tiềm năng mới
Leads -> Create Leads
Bước 1: chọn tạo thông tin khách hàng tiềm năng
Bước 2: Nhập thông tin khách hàng
Bước 3: Chọn Save
Sau khi save sẽ hiện lên màn hình chi tiết của khách hàng tiềm năng
3.3 Chăm Sóc KH tiềm năng
Danh sách khách hàng tiềm năng
3.3.1 Tạo cuộc hẹn với khách hàng
Tại màn hình chi tiết khách hàng hiện ra >Hoạt động> click vào button Tạo cuộc hẹn
Bước 1: chọn tạo cuộc hẹn
Bước 2: Nhập thông tin cuộc hẹn
Kết quả sau lưu
3.3.2 Ghi nhận cuộc gọi
Tại màn hình chi tiết khách hàng hiện ra >Hoạt động> click vào button Tạo cuộc gọi
Bước 1: Chọn tạo cuộc gọi
Bước 2: Nhập thông tin cuộc gọi
Lưu ý: Nếu cuộc gọi đã được thực hiện ta chuyển tình trạng cuộc gọi từ lập kế hoạch qua Đã thực hiện.
Kết quả:




Thảm khảo chi tiết và đầy đủ tại đây