20 Dec 2013

Xác định các nhu cầu về CRM của doanh nghiệp


Nhu cau CRMDo mỗi doanh nghiệp có một số đặc điểm cao cấp riêng nên yêu cầu về phần mềm CRM của doanh nghiệp cũng rất khác nhau bao gồm:

Mô hình kinh doanh: Có một hay nhiều khu vực? Nhượng quyền thương mại? Kinh doanh văn phòng khu vực? Sản phẩm hay dịch vụ? Giá trị doanh số thấp hay cao?
Các khách hàng: Họ ở đâu? Họ là ai – các doanh nghiệp hay cá nhân?
Quy mô: Doanh nghiệp có bao nhiêu nhân viên – 2? 25? 50? 100?…
Nhu cầu quốc tế: Hỗ trợ nhiều ngôn ngữ? Định dạng ngày? Định dạng tiền tệ?

Một phần mềm CRM được tùy chỉnh cho phù hợp với những yêu cầu khác nhau của mỗi doanh nghiệp sẽ nhanh chóng được chấp nhận và thông qua, còn một phần mềm CRM không được tùy chỉnh theo yêu cầu mà chỉ theo những gì vốn có thì sẽ nhanh chóng bị tụt hậu và thua kém những phần mềm khác.

Để hiểu thực sự tại sao CRM cần một số biện pháp tùy biến để trở thành một công cụ thực sự hiệu quả trong một tổ chức, chúng ta chỉ cần kiểm tra những gì CRM có thể thực hiện được như sau:
  • Bán hàng tự động hóa bao gồm cả việc nắm bắt khách hàng tiềm năng và chăm sóc khách hàng tiềm năng để dẫn đến cơ hội.
  • Theo dõi cơ hội với các giai đoạn bán hàng và tỷ lệ phần trăm khả năng thành công.
  • Dịch vụ theo dõi vụ việc và dịch vụ khác / hỗ trợ khả năng như theo dõi lỗi phần mềm, và hỗ trợ quản lý gia hạn hợp đồng
  • Quản lý lịch làm việc công ty để sắp xếp các cuộc họp
  • Danh mục doanh nghiệp đã liên hệ với nhân viên khác.
  • Giao diện hợp nhất, đưa vào môi trường CRM, bổ sung những việc cần làm hàng ngày cho website công ty, bao gồm: nguồn cấp tin tức, tầm nhìn về tài chính qua các số liệu, tích hợp các liên kết web bên ngoài và các ứng dụng, tích hợp email trên nền web.
  • Quản lý tài liệu và kiểm soát sửa đổi, quản lý và duy trì các bản sao tài liệu tham khảo tài liệu quan trọng của công ty.
  • Phân tích nguồn tiềm năng của doanh thu và cơ hội
Là một công cụ hiệu quả, CRM phải thực hiện tất cả các chức năng này trong một giao diện đồ họa trực quan và dễ sử dụng, có sẵn mọi lúc, và có thể truy cập bằng cách sử dụng nhiều loại thiết bị.
Tuỳ theo tính chất của doanh nghiệp, một số tính năng tiên tiến và hữu ích hơn trong phần mềm CRM bao gồm:

Theo dõi và quản lý dự án
• Quản lý các chiến dịch tiếp thị điện tử
• Tạo báo cáo chi tiết
• Xác định các nhóm và khu vực bán hàng
• Xem tổng hợp các số liệu tài chính và hiệu suất
• Quản lý danh mục hàng và theo dõi hàng tồn kho, tài sản của công ty, và sản phẩm của khách hàng trong các hợp đồng hỗ trợ
• Tạo ra các báo giá/hoá đơn cho khách hàng

13 Dec 2013

Top 5 xu hướng CRM bạn cần biết

Top 5 xu hướng CRM bạn cần biết

 Với thiết bị di động hỗ trợ 3G, wifi, những suy nghĩ, chia sẻ của mọi người được gieo lên mảnh đất mạng xã hội thật dễ dàng. Trên mảnh đất ấy, với sự chăm chút thành tâm, chúng ta sẽ thu được quả ngọt. Để quản trị quan hệ khách hàng tốt, bạn cần nắm bắt 5 xu hướng CRM sau, dưới tác động của thiết bị di động và mạng xã hội.
- Tạ Thương
Năm nay, ngành quản trị quan hệ khách hàng (CRM) tiếp tục được chứng kiến những thay đổi lớn. Nguyên nhân của những thay đổi đó là do sự lên ngôi của các thiết bị di động và xu hướng chia sẻ suy nghĩ  của khách hàng trên các phương tiện truyền thông xã hội. Giờ đây, thay vì để khách hàng  tự gọi điện đến, các doanh nghiệp phải chủ động lắng nghe và phản hồi khách hàng, bởi họ chính là những người chia sẻ kinh nghiệm tiêu dùng của mình thông qua điện thoại di động hay mạng xã hội.

Việc củng cố mạnh mẽ mối quan hệ khách hàng là đòn bẩy cho những xu hướng khác trong ngành công nghiệp CRM, bao gồm cả sự phát triển của ngành quản trị trải nghiệm tiêu dùng (CEM). CEM là việc giám sát sự tương tác giữa doanh nghiệp với khách hàng. Việc này cần sự tham gia của lãnh đạo doanh nghiệp, bộ phận marketing, và bộ phận tiếp tân, với mục đích nâng cao uy tín thương hiệu ở bất cứ thời điểm nào.

Điểm cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng đó là, việc sử dụng các nền tảng di động và xã hội đồng nghĩa với việc trách nhiệm của trung tâm chăm sóc khách hàng ngày càng cao, bởi họ không chỉ đơn thuần trả lời các cuộc gọi nữa. Giờ đây, đại lý cần phải biết cách quản lý một số kênh khách hàng và sử dụng thông tin khách hàng phù hợp để giải quyết vấn đề.

Con người và công nghệ – hai yếu tố làm nên thành công của chiến lược quản trị trải nghiệm người dùng (CEM)
Onlinecrm.vn
Về lý thuyết, các doanh nghiệp đều đang thực hiện CRM. Nhưng với những khách hàng sử dụng nhiều điện thoại hay thiết bị di động nào khác- để gửi thắc mắc hoặc khiếu nại, doanh nghiệp cũng đã bắt đầu áp dụng chiến lược quản lý trải nghiệm người tiêu dùng (CEM) để kết nối với khách hàng. 

Chiến lược CEM bao gồm quy trình và công nghệ, được dùng để bao quát sự tương tác giữa khách hàng và doanh nghiệp. Nói cách khác, đó là việc sử dụng hệ thống CRM mới (hoặc hệ thống cũ đã được tinh chỉnh) để áp dụng công nghệ CEM nhằm theo dõi và phân tích email của khách hàng cũng như thông tin trên mạng xã hội. Ngược lại, dữ liệu của khách hàng không chỉ được dùng để giao tiếp với chính họ, mà còn để thu lợi nhuận từ họ. 

Tạm gác lại yếu tố công nghệ, theo ông Bruce Temkin, chuyên gia phân tích CEM tại Newton, Mass, một chiến dịch CEM chỉ hiệu quả khi bộ phận chăm sóc khách hàng, bộ phận IT, marketer, giám sát viên, và các chuyên gia cộng tác với nhau. Ông cho biết, tất cả nhân viên phải theo cùng một chiến lược và thể hiện cùng một thông điệp trong việc tìm hiểu và tiếp cận với khách hàng.

Sau cùng,chính con người mới là yếu tố quyết định. Ông Temkin nói: “Đừng ảo tưởng về những thông số khách hàng. Hãy đi ra ngoài, nói chuyện với họ, để hiểu họ như khi làm quen với mọi người.”

Một chiến lược tham chiến thế giới di động thành công đòi hỏi sự tích hợp, thiết kế tốt

Ngày càng có nhiều khách hàng sử dụng điện thoại thông minh. Nắm bắt được xu hướng đó, các công ty đã đưa vào thị trường ứng dụng dành cho di động. Có một điểm khác biệt giữa việc chỉ cung cấp ứng dụng với việc biến ứng dụng đó làm cầu nối giữa trung tâm dịch vụ và khách hàng. Ứng dụng máy tính để bàn kèm theo nhiều khả năng không chạy trên các thiết bị di động, bởi chúng là  phương tiện hoàn toàn khác. 

Theo một số chuyên gia quan sát, để có được chiến lược tham chiến thế giới di động hoàn hảo, các ứng dụng cần phải có giao diện di động chi tiết, với các phím hướng dẫn người dùng thông qua các đầu việc. Mặt khác, ứng dụng có thể kết nối người dùng với trung tâm khách hàng đa kênh thông qua thiết bị sẵn có. Nếu không thể kết nối với trung tâm khách hàng thông qua ứng dụng, hoặc nếu họ phải nhắc lại yêu cầu nhiều lần, khách hàng có thể chuyển qua nhãn hàng khác.

Lắng nghe và phân tích các phương tiện truyền thông xã hội

lang nghe
Phản hồi ngẫu nhiên cho bài đăng của một vài khách hàng trên Facebook có lẽ sẽ giành được một “Like”, nhưng điều này không phải tạo ra lợi nhuận. Việc theo dõi khách hàng trên các phương tiện truyền thông xã hội đòi hỏi phải sử dụng đầy đủ công cụ giám sát và phân tích. Đó là bởi đằng sau hàng loạt các bài đăng trên các phương tiện truyền thông xã hội là những đánh giá trung thực của khách hàng về  sản phẩm và dịch vụ (hay chính là những phản hồi quý báu chỉ có được khi các công ty phải bỏ chi phí thực hiện những cuộc khảo sát). Nhưng tại đây, những cuộc khảo sát này hoàn toàn là miễn phí,và tự nguyện.

Các công cụ quan sát và phân tích các phương tiện truyền thông xã hội do đó trở nên quan trọng đối với các doanh nghiệp.Chúng giúp các trung tâm khách hàng và những người làm marketing quan sát phản hồi của khách hàng, từ đó tìm ra giải đáp phù hợp cho bất kỳ tin đồn nào về thương hiệu của họ. Tiếp theo đó, các doanh nghiệp cần thực hiện phân tích xã hội một cách triệt để. Điều này cho thấy mô hình và xu hướng trong dữ liệu truyền thông xã hội, và từ đó các doanh nghiệp có thể đưa ra quyết định dựa trên phản ứng tâm lý chính xác của khách hàng. 

CEM marketing là công việc của tất cả nhân viên

Phương tiện truyền thông xã hội giúp các doanh nghiệp xích lại gần khách hàng hơn. Chúng còn  giúp những người làm marketing tập trung vào quá trình chiếm được lòng tin và thấu hiểu tâm lý khách hàng, cũng như khiến khách hàng không ngần ngại chi cho các sản phẩm của doanh nghiệp. Các chuyên gia cho hay, các chiến dịch marketing và dịch vụ khách hàng truyền thống thiếu ổn định. Vì thế, thay vì hai phòng ban ngập trong đống dữ liệu khách hàng, hay triển khai dịch vụ một cách rời rạc và chậm chạp, họ nên sáp nhập hai bộ phận đó lại làm một.

Nhiều công ty đã có bước nhảy vọt này. Cụ thể, họ coi CEM là chìa khóa trong các chiến lược giữ chân khách hàng. Những người làm marketing được coi như một phần trong liên tổ chức bao gồm các giám đốc điều hành và các đại diện trung tâm liên lạc, với mục đích thấu hiểu và tiếp cận khách hàng. 

Trao quyền cho các trung tâm hỗ trợ khách hàng

Giữa các phương tiện liên lạc như bài đăng trên Twitter (tweet), tin nhắn văn bản,  hay tán gẫu trực tiếp, một trung tâm liên lạc yếu kém sẽ không bao giờ biết họ phải đối mặt những gì. Nếu khách hàng được quyền tiếp xúc với doanh nghiệp theo bất cứ cách nào họ muốn, thì ngược lại, trung tâm khách hàng chắc chắn cũng nên có sẵn những phương án giải quyết phù hợp cho từng trường hợp. 

Các đại lý phải trang bị công nghệ hiện đại để nhanh chóng truy cập thông tin của khách hàng cũng như phản hồi của người tiêu dùng qua các kênh – cho dù đó là phương tiện truyền thông xã hội, thư điện tử, hay điện thoại.  Ông Paul Greenberg, chuyên gia tư vấn tại Washington, D.C, nhấn mạnh tầm quan trọng của chiến lược CRM: “Chúng tôi nhận thấy sự biến đổi của các đại lý. Và chúng tôi cũng nhận thấy sự ra đời của nhiều kênh tương tác mà 10 năm trước đây  không có”.

Theo một số chuyên gia, nếu các doanh nghiệp muốn các đại lý của họ bắt kịp với khách hàng, họ cần phải truy cập hệ thống quản lý tài nguyên, cũng như trang bị phần mềm phân tích giọng nói và phân tích dự đoán.
Theo tapchicrm.com

10 Dec 2013

Bí quyết bán hàng cho doanh nghiệp – B2B


B2BB2B (Business to Business) là các dạng kinh doanh Doanh nghiệp đến Doanh nghiệp hay các tổ chức v.v…, là loại hình kinh doanh có thị trường lớn gấp nhiều lần so với thị trường hàng tiêu dùng.

Cũng rất khác với hàng tiêu dùng, kinh doanh B2B có số lượng giao dịch giữa người mua và người bán ít hơn rất nhiều nhưng số lượng sản phẩm và ngân sách liên quan trong kinh doanh thường lại rất lớn vì các sản phẩm B2B có thể là động cơ phản lực, vật tư sản xuất, các giải pháp tích hợp, hệ thống IT, phần mềm quản lý doanh nghiệp hay kế toán, và rất nhiều các loại hình dịch vụ trong kinh doanh như quảng cáo truyền thông, logistics, giao nhận vận chuyển…

Bên mua thường là một hội đồng mua hàng, được gọi là Buying Center, có quá trình mua hàng trải qua nhiều giai đoạn phức tạp và thường có thời gian giao dịch dài.

Chính vì những đặc thù này mà người bán hàng B2B, Business Seller, Chuyên viên Bán hàng, phải là những con người rất chuyên nghiệp có trình độ bán hàng cao để có thể thuyết phục được những Buyer đầy kinh nghiệm và biết rõ họ muốn gì, trong môi trường cạnh tranh rất lớn của thị trường B2B với đặc thù ít Người Mua và nhiều Người Bán.

Bán hàng Công nghiệp có một quá trình bán hàng phức tạp, có nhiều kỹ thuật phối hợp và những nghệ thuật xử lý các tình huống trong bán hàng, thực sự rất thách thức cho các Chuyên viên Bán hàng và đòi hỏi họ phải luôn nâng cấp và chuyên nghiệp hoá trình độ bán hàng của mình.

Người bán hàng B2B giỏi thường là người có kỹ năng thiết lập và duy trì quan hệ cá nhân (relationship management) tốt, đặc biệt là đối với khu vực Châu Á, nơi mà mọi người duy trì một tập tục bất thành văn là “không làm ăn với người lạ”.

Các chuyên gia thường khuyên rằng nếu bạn là người bán hàng trong lĩnh vực B2B, hãy cố gắng thiết lập quan hệ cá nhân trước khi nói chuyện làm ăn. Điều nầy lý giải lý do vì sao chúng ta thấy nhiều “deal” làm ăn lớn được xảy ra trên sân gôn, nhiều hợp đồng mua bán được thỏa thuận trên sân tennis hay trên bàn nhậu.
Ngoài yếu tố quan hệ, bán hàng cho doanh nghiệp cũng được Selling Power tổng kết thành một số kinh nghiệm phổ biến như sau:
  • Trước hết hãy so sánh sản phẩm/dịch vụ của bạn với các công ty khác xem bạn hơn người ta ở những điểm nào?
  • Phân loại khách hàng từ số dữ liệu mà bạn có chia họ thành nhóm dựa trên nhu cầu mà họ cần. Loại bỏ những nhóm mà nhu cầu của họ bạn không bao giờ đáp ứng được, hoặc nếu cố gắng lắm cũng không thể đáp ứng tốt bằng công ty khác.
  • Trong số những nhóm khách hàng còn lại, nhóm khách hàng nào có nhu cầu phù hợp với những điểm mạnh của bạn?
  • Tìm hiểu thật kỹ càng số khách hàng này, ai là người có quyền quyết định, ai là người không quyết định nhưng cũng có tiếng nói quan trọng.
  • Trong số những người quan trọng đó, từng người trong số họ có thể có những quan tâm khác nhau, họ quan tâm điều gì? Họ biết gì về công ty bạn, suy nghĩ như thế nào về công ty bạn, điểm nào tốt, điểm nào xấu?
  • Chuẩn bị nội dung mà bạn sẽ trình bày khi gặp họ, trong đó chứng tỏ cho họ thấy những điều họ cần nhất chính là những mặt mạnh trong sản phẩm/dịch vụ của bạn. Nội dung trình bày của bạn cũng cần phải bao gồm những thông tin cập nhật nhằm xoá tan đi những suy nghĩ, nhận thức không đúng, lệch lạc về công ty bạn.
  • Lên kế hoạch tiếp cận từng khách hàng một. Nếu không gặp được cùng lúc những nhân vật quan trọng thì hẹn gặp từng người một (càng tốt). Khi tiếp xúc từng người thì lưu ý tập trung trình bày sâu vào những vấn đề mà nhân vật ấy quan tâm chứ không nên trình bày lan man. Nếu bạn không am hiểu tường tận về mặt kỹ thuật thì nên đưa người am hiểu kỹ thuật đi cùng để có thể giải đáp ngay những thắc mắc có liên quan đến kỹ thuật.
  • Sau khi tiếp xúc xong, tiếp tục theo dõi, hỏi han, thăm viếng để phát hiện và giải quyết những vướng nhằm sớm tiến đến ký hợp đồng.
  • Nếu giữa sản phẩm của bạn và những công ty khác hầu như không có sự chênh lệch rõ ràng, thì tìm cách tănggiátrị bằng cácdịch vụ cộng thêm khác.
  • Xây dựng quan hệ lâu dài bằng chữ tín và sự tận tình.
Lưu ý: Gọi khách hàng của bạn là công ty, nhưng thực ra công ty ấy không mua sản phẩm/dịch vụ của bạn, mà những người trong công ty ấy mới chính là người mua hàng, cho nên xây dựng quan hệ cá nhân là vô cùng quan trọng.

Theo sellingpower.vn

Bán hàng hay bán giải pháp?

Bán hàng hay bán giải pháp

Trong một thị trường tiêu dùng phát triển và toàn cầu hóa, khi trình độ sản xuất đã đạt tới những đỉnh cao nhất định, chỉ “tính năng sản phẩm” xuất sắc không dễ tạo ra lợi thế cạnh tranh vượt trội. Lúc này, sản phẩm nào có “giải pháp” đáp ứng được nhu cầu thật sự của khách hàng, sản phẩm đó sẽ vượt lên.
onlinecrm

Hai câu chuyện bán hàng

Câu chuyện 1: một quý ông đi vào cửa hàng thời trang cao cấp.
Cô bán hàng hỏi : Anh muốn mua gì ạ?”
Đáp : ”Tôi muốn mua một chiếc áo màu đen, mắc tiền một chút cũng được.”
Cô bán hàng lắc đầu : ”Tiếc quá, ở đây không có áo nào màu đen hết anh ơi!”.
Vị khách đi ra, dù chưa kịp ngắm nhìn hết các bộ quần áo trong đó.

Câu chuyện 2 : Tại một cửa hàng gần đó, cũng người khách hàng đó.
Cô bán hàng cũng hỏi : ”Anh tìm quần áo thế nào ạ?”.
Trả lời : “Tôi tìm áo màu đen, mắc tiền cũng được”.
Cô bán hàng vui vẻ : “Màu đen “độc đáo” đó anh! Mà sao anh lại thích màu đen vậy?”.
Đáp : “À, vì bạn gái tôi nói tôi hợp với màu đậm. Tôi mua đồ để đi ăn đám cưới với cô ấy”.
Cô bán hàng : ” Dạ, cửa hàng em cũng có mấy màu này cũng đậm và hợp với màu da của anh lắm nè : màu xanh đen, màu nâu đen. Anh mặc mấy cái này lên, sang phải biết. Chị ấy sẽ thích lắm. Hàng này cao cấp, mắc nhất ở đây đó”.
Vị khách hàng gật gù, thử và lấy vài cái áo.

Cung cấp giải pháp – bí kíp bán hàng

Qua 2 câu chuyện trên, có thể thấy nếu chỉ tập trung vào bán tính năng của sản phẩm (áo màu đen) theo yêu cầu của khách hàng thì doanh thu bán hàng sẽ rất hạn chế. Nhưng nếu biết tập trung tìm hiểu nhu cầu thực sự của khách hàng thì việc bán hàng sẽ dễ hơn rất nhiều. Khi hiểu rõ nhu cầu, sở thích của người mua,người bán có thể đưa ra nhiều giải pháp, nhiều đáp số cho “bài toán” của khách hàng, nhằm thỏa mãn nhu cầu thật sự của họ. Một “bí kíp” bán hàng thành công chính là bán “giải pháp” thông qua bán lợi ích của sản phẩm.

Theo Jeffrey J.Fox, tác giả cuốn sách “Để trở thành người bán hàng xuất sắc”, người bán hàng giỏi phải là người “lắng nghe và thấu hiểu nhu cẩu của khách hàng”, “đáp ứng nhu cầu của khách hàng”, và “chỉ ra những đặc tính của sản phẩm theo ý muốn của khách hàng”. Trong quá trình đó, họ cũng phải biết cách “nêu bật sự khác biệt, ưu điểm của sản phẩm của mình so với các đối thủ cạnh tranh”. Spencer Johnson, tác giả cuốn sách “Người bán hàng một phút” (bán rất chạy ở Mỹ) cũng cho rằng, bí kíp bán hàng là “giúp người khác đạt được điều họ muốn”, và mục đích bán hàng chính là “giúp mọi người hài lòng về những sản phẩm họ đã mua và hài lòng về bản thân họ”. Khi “bán hàng có mục đích” như vậy thì mọi chuyện bỗng “dễ như thể đang bơi xuôi dòng”.

Trong một thị trường tiêu dùng phát triển và toàn cầu hóa ngày nay, nhiều sản phẩm nhắm tới việc cung cấp “giải pháp” cho khách hàng , thay vì đơn thuần đưa ra các tính năng xuất sắc. Điều này dễ hiểu, vì trình độ sản xuất của thế giới đã đạt tới những đỉnh cao nhất định, nên “tính năng sản phẩm ” đơn thuần không dễ mang đến lợi thế cạnh tranh vượt trội. Điều quan trọng là những tính năng này đem đến “giải pháp” gì đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng phát triển và phân khúc rõ rệt. Một ví dụ có thể thấy từ những chiếc máy tính “All in one” – “tất cả trong một” sử dụng công nghệ chip của Intel. Nó vừa là máy tính, vừa là TV, điện thoại, máy fax…, giúp tiết kiệm điện năng và diện tích sử dụng. Đây chính là một “giải pháp” tiết kiệm không gian và tiền bạc. Các sản phẩm “All in one” với thiết kế hiện đại, thời trang, nhiều tiện ích này được dự đoán sẽ nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường Việt Nam trong thời gian sắp tới. Một ví dụ khác lá máy tính tiền (POS) trong các nhà hàng hay cửa hàng, không chỉ giúp tính tiền nhanh chóng, mà trên hết, mang đến “giải pháp” lưu trữ và xử lý thông tin nhanh chóng và hiệu quả.

“Bán giải pháp” thời khủng hoảng

Khủng hoảng tài chính toàn cầu đang làm cho tiền mặt trở nên khan hiếm, hàng hóa khó bán hơn nhiều. Tuy vậy, có những công ty lấy đây làm cơ hội để rà soát lại chiến lược và sẵn sàng “thích nghi” với tình hình mới. Sunhome – nhà cung cấp bếp gaz cũng vậy. Trước khủng hoảng, sản phẩm Sunhome bán rất chạy dù mới chính thức phát triển thương hiệu cách đây 4 năm. Khi khủng hoàng xảy ra, hàng hóa bán chậm hơn, nên bên cạnh việc cắt giảm chi phí, quản trị tài chính chặt chẽ, Sunhome liên tục cải tiến sản phẩm để đáp ứng nhu cầu thị trường. Đặc biệt, Sunhouse tập trung vào việc phát triển hệ thống bán lẻ và dịch vụ chăm sóc khách hàng trên toàn quốc ( xây dựng 16 điểm bán, 25 trạm bảo hành). Sunhouse hướng tới “giải pháp hoàn hảo cho gian bếp Việt”, thông qua phát triển những dòng sản phẩm khác cũng mang thương hiệu Sunhome như máy hút mùi, nồi cơm điện, máy rửa chén….Điều này đem lại sự khác biệt rõ nét cho Sunhome với các sản phẩm bếp gaz khác hay từng sản phẩm bếp riêng lẻ khác. “Giải pháp gian bếp Việt” này đem đến sự tiện nghi (tiết kiệm thời gian và công sức cho người nội trợ), và cả sự thuận tiện ( dịch vụ bảo hành, sửa chữa, chăm sóc…) cho khách hàng .

Đối với mặt hàng đặc biệt như “dịch vụ du học” thì khủng hoảng có thể dẫn đến sự thay đổi trong xét duyệt visa của các lãnh sự quán và đại sứ quán. Học sinh muốn du học có thể bị “vướng lại”, nhất là khi muốn đi Mỹ, Úc …Bà Nguyễn Ngọc Ngân, Giám đốc kinh doanh công ty Universal Study cho biết : “Khi luật visa mới được áp dụng, người bán hàng càng phải cho khách hàng thấy mình là người đáng tin cậy, có khả năng đưa đến cho họ những “giải pháp an toàn cho việc xin/phỏng vấn visa”. Theo bà Ngân, sản phẩm dịch vụ du học là một “giải pháp tổng hợp” đòi hỏi người bán ngoài am hiểu sản phẩm chính (các khóa học), còn phải tập hợp nhiều kiến thức liên quan. Ngoài khả năng tư vấn chương trình học cho học sinh, người tư vấn còn cần cung cấp thêm nhiều thông tin về hoàn cảnh sống, khí hậu, môi trường học tập, học bổng, thủ tục xét duyệt visa… cho khách hàng .

Một ví dụ nữa là giải pháp “quảng bá sản phẩm với chi phí tiết kiệm” của Công ty Truyền thông Hoa Cúc Xanh. Việc lồng tờ rơi, brochure ….vào hơn 150 tờ báo có mặt trong hệ thống các sạp báo, và vào kệ báo tại hơn 200 quán café trung và cao cấp tại TP.HCM đã giúp Hoa Cúc Xanh có thêm một lượng lớn khách hàng doanh nghiệp mới. Giải pháp quảng bá này đã giúp khách hàng của Hoa Cúc Xanh tiết kiệm chi phí truyền thông đáng kể trong thời khủng hoảng.

Theo sellingpower.vn

19 Nov 2013

Triển khai CRM: tự phát triển hay thuê ngoài? (Phần 1)

Giải pháp nào doanh nghiệp bạn đang cần?

Ngày nay, như kết quả tất yếu của sự cạnh tranh gay gắt giữa các công ty tham gia vào tiếp thị và cung cấp dịch vụ thì quản lý quan hệ khách hàng (CRM) đã trở thành 1 phần mềm thiết yếu với tất cả các tổ chức kinh doanh. Hệ thống phần mềm CRM là các chương trình được tùy biến đặc biệt để quản lý tốt hơn mối quan hệ khách hàng, nó tự động hóa tất cả các thủ tục của công ty như tiếp cận, liên hệ và chăm sóc khách hàng. Theo giới thiệu, hệ thống phần mềm CRM là phần mềm chuẩn có thể đáp ứng tất cả các mong muốn và không mong muốn.

Ngày nay, hệ thống phần mềm CRM được tùy biến dựa trên nhu cầu của các công ty. Bây giờ, với các giải pháp CRM, bạn có nhiều sự lựa chọn. Hai hình thức triển khai phổ biến được ưa thích bởi hầu hết các công ty là dùng nguồn lực nội bộ tự phát triển và thuê ngoài (hay còn gọi là Cloud CRM, On-Demand CRM, SaaS). Công ty dùng nguồn lực nội bộ để tự phát triển CRM là một chương trình chuẩn có thể được tùy chỉnh thân thiện với một công ty. Còn thuê nguồn lực bên ngoài để triển khai CRM là một giải pháp tùy chỉnh CRM web liên kết được cung cấp bởi một nhà cung cấp CRM tập trung. Nhiều nhà cung cấp CRM hiện nay cung cấp giải pháp CRM mã nguồn mở và Hosted CRM hoặc là kết hợp những giá trị của cả hai giải pháp.

Cả hai giải pháp dùng nguồn lực nội bộ và thuê nguồn lực bên ngoài để triển khai CRM đều có khả năng tích hợp nhiều task như hợp tác bán hàng đa kênh, vòng đời tiếp thị khách hàng, tích hợp dịch vụ khách hàng, tích hợp thực hiện quản lý, lực lượng bán hàng tự động, theo dõi dữ liệu, nhập dữ liệu, tích hợp dữ liệu, vvv. Tất cả các hệ thống quản lý quan hệ khách hàng  như 1 cơ sở dữ liệu lớn để lưu trữ và tích hợp tất cả các thông tin khách hàng như tên khách hàng, phương pháp liên lạc, sở thích của khách hàng, tần số của chuyến thăm và khả năng mua. Cả hai giải pháp triển khai CRM trên đều giúp đỡ để tìm kiếm khách hàng đáng tin cậy và có kế hoạch dịch vụ chăm sóc tốt hơn cho họ.

Triển khai CRM bằng nguồn lực nội bộ có ích và phù hợp với mọi quy mô của mọi công ty. Các công ty cỡ lớn thường có các lập trình viên được đào tạo đặc biệt là những người tùy chỉnh các ứng dụng tiêu chuẩn thân thiện vào công ty tại thời điểm thích hợp. Với các công ty vừa và nhỏ, có thể khó khăn để sử dụng các lập trình viên được đào tạo đặc biệt, vì thế họ thích hệ thống phần mềm CRM tùy chỉnh trước. Nhiều nhà cung cấp CRM hiện nay tùy chỉnh các chương trình phần mềm tiêu chuẩn theo nhu cầu của khách hàng của họ.

Thuê nguồn lực bên ngoài để triển khai CRM chủ yếu được ưa thích bởi các công ty vừa và nhỏ. Về các dịch vụ thuê ngoài được cung cấp bởi một nhà cung cấp dịch vụ ứng dụng (ASP) và là một ví dụ về dịch vụ cho thuê phần mềm (SaaS ). Nhu cầu về nhà cung cấp CRM là tích hợp tất cả các chức năng kinh doanh của khách hàng trên một khoản phí hàng tháng. Các công ty khách hàng có thể truy cập tất cả dữ liệu của họ, chẳng hạn như tài liệu, ứng dụng cộng tác, thông tin khách hàng, vv, thông qua internet theo yêu cầu.

Vì vậy, đâu là lựa chọn tốt hơn để triển khai CRM cho doanh nghiệp bạn: tự phát triển hay thuê chuyên gia tư vấn bên ngoài? Vào tháng 5/2011 một cuộc khảo sát với hơn 200 doanh nghiệp vừa và nhỏ phát hiện ra rằng 6 trong số 10 doanh nghiệp được hỏi sử dụng nguồn lực CNTT nội bộ để triển khai CRM, 31% sử dụng kết hợp các nguồn tài nguyên nội bộ và chuyên gia tư vấn bên ngoài hoặc tích hợp hệ thống. Để thuận lợi cho doanh nghiệp tham khảo thêm trước khi quyết định là nên tự triển khai hay thuê ngoài, bài viết: “Triển khai CRM: tự phát triển hay thuê ngoài? (Phần 2)” sẽ phân tích những ưu và khuyết điểm cho từng giải pháp.

22 Aug 2013

Triển khai SugarCRM như thế nào?

Triển khai một phần mềm như thế nào thường là vấn đề quan tâm đầu tiên của doanh nghiệp.
Bài viết này sẽ nói tới việc triển khai SugarCRM như thế nào?
1. Phương thức sử dụng:
SugarCRM hỗ trợ cả 2 hình thức sử dụng. Sử dụng kiểu Online và sử dụng kiểu Offline.
Online: dùng phần mềm ở bất kì đâu miễn là có kết nối Internet.

Offline: dùng phần mềm giới hạn trong phạm vi một phòng ban hay một tòa nhà công ty (đi công tác hoặc ở bên ngoài sẽ không truy cập được).

Ghi chú:
- SugarCRM chỉ cần cài đặt 1 bản phần mềm DUY NHẤT trên máy chủ CRM. Các máy trạm (máy người dùng đầu cuối) sẽ KHÔNG phải cài thêm bất kì phần mềm nào khác ngoài trình duyệt Internet như Internet Explorer, Mozilla Firefox, Google Chrome…
- Tùy theo yêu cầu khách hàng, OnlineCRM sẽ triển khai theo phương thức Online hoặc Offline.
2. Yêu cầu hệ thống
Yêu cầu phần mềm:
- Hệ điều hành: Window/Linux
- Web server: IIS/Apache
- Ngôn ngữ phía server: PHP5
- Cơ sở dữ liệu: MySQL5
- Trình duyệt web sử dụng: Internet Explorer 8.0; Mozilla Firefox 21; Google Chrome (phiên bản mới nhất)
Yêu cầu phần cứng:
+ Máy chủ thật đáp ứng cho 20-50 người dùng:
-   CPU: Core i5 (4MB L3, 2.8 GHz, 1066 Mhz FSB) trở lên đối với máy tính cá nhân dùng làm máy chủ) / Quad-Core Intel Xeon E7350 processor (8MB L2, 2.93 GHz, 1066 MHz FSB) trở lên đối với server thực sự.
-    RAM: 4GB trở lên đối với máy desktop/ 8GB trở lên đối với máy server
-    HDD: 40GB trở lên
Trong trường hợp khách hàng dùng máy chủ ảo (VPS) thì cấu hình đề nghị như sau:
+ Máy chủ ảo VPS đáp ứng cho 5-15 người dùng:
-    CPU: E5405/E552 trở lên
-    RAM: 2GB trở lên
-    Hard disk: 40GB trở lên
-    Bandwidth: 100GB trở lên
(Tương đương với gói VPS có giá tiền từ 12-15 triệu VND/năm)
+ Máy trạm (máy người sử dụng):
Hầu như các máy tính cá nhân (máy bàn và máy laptop) ở thời điểm hiện tại đều đã đáp ứng về yêu cầu phần cấu hình để sử dụng phần mềm. Tuy nhiên để bảo đảm hiệu quả sử dụng chúng tôi cũng nêu yêu cầu đối với máy người dùng như sau:
+ CPU: tương đương dòng Dual Core trở lên
+ RAM: 2 GB trở lên
+ HDD: 10 GB trở lên

Trong các trường hợp khác, chúng tôi sẽ tư vấn cấu hình máy chủ và máy trạm cho phù hợp với nhu cầu khách hàng.

Tôi có thể tùy chỉnh SugarCRM không?

SugarCRM được thiết kế dạng modular – mô đun hóa. Tức là các chức năng của Sugar được phân thành các mô đun độc lập về mặt kỹ thuật. Khi cần có thể on-off hoặc install-uninstall một cách dễ dàng.
 Tùy biến Sugar mức độ người dùng đầu cuối (Admin hệ thống phía khách hàng)
Ở mức độ người dùng phía khách hàng, Sugar cung cấp cơ chế cho người dùng có thể để tùy chỉnh một số vấn đề sau:
ü  Tạo thêm chức năng bằng cách tạo mới mô đun với công cụ Module Builder có sẵn
ü  Thêm trường, bớt trường, chỉnh sửa nhãn hiển thị với công cụ Studio có sẵn
ü  Kéo thả giao diện (giao diện tìm kiếm, giao diện thêm mới, giao diện xem chi tiết…) bằng công cụ Studio có sẵn
ü  Chỉnh sửa giá trị hộp sổ xuống bằng công cụ Dropdown Editor có sẵn
ü  Chỉnh sửa label menu
ü  Ẩn/hiện menu
ü  Gom nhóm menu
Tùy biến ở mức độ nhà phát triển
Dưới mức độ nhà phát triển, chúng tôi có thể triển khai tính năng CRM theo yêu cầu.
Dưới đây là một số chức năng tham khảo:
ü  Quản lý công nợ
ü  Quản lý tích lũy điểm và chính sách đi kèm
ü  Quản lý thẻ thành viên và chính sách đi kèm
ü  Quản lý chỉ tiêu kinh doanh và chỉ tiêu hoạt động của nhân viên
ü  Tích hợp hệ thống khác: website, phần mềm kế toán, phần mềm quản lý bán hàng (POS), phần mềm ERP (SAP, Oracle…)

Tùy theo nhu cầu của khách hàng, chúng tôi sẽ có tư vấn hạng mục tùy chỉnh cụ thể và hợp lý.
Các bài viết liên quan: