B2B (Business to Business) là các dạng
kinh doanh Doanh nghiệp đến Doanh nghiệp hay các tổ chức v.v…, là loại
hình kinh doanh có thị trường lớn gấp nhiều lần so với thị trường hàng
tiêu dùng.
Bên mua thường là một hội đồng mua hàng, được gọi là Buying Center, có quá trình mua hàng trải qua nhiều giai đoạn phức tạp và thường có thời gian giao dịch dài.
Chính vì những đặc thù này mà người bán hàng B2B, Business Seller, Chuyên viên Bán hàng, phải là những con người rất chuyên nghiệp có trình độ bán hàng cao để có thể thuyết phục được những Buyer đầy kinh nghiệm và biết rõ họ muốn gì, trong môi trường cạnh tranh rất lớn của thị trường B2B với đặc thù ít Người Mua và nhiều Người Bán.
Bán hàng Công nghiệp có một quá trình bán hàng phức tạp, có nhiều kỹ thuật phối hợp và những nghệ thuật xử lý các tình huống trong bán hàng, thực sự rất thách thức cho các Chuyên viên Bán hàng và đòi hỏi họ phải luôn nâng cấp và chuyên nghiệp hoá trình độ bán hàng của mình.
Người bán hàng B2B giỏi thường là người có kỹ năng thiết lập và duy trì quan hệ cá nhân (relationship management) tốt, đặc biệt là đối với khu vực Châu Á, nơi mà mọi người duy trì một tập tục bất thành văn là “không làm ăn với người lạ”.
Các chuyên gia thường khuyên rằng nếu
bạn là người bán hàng trong lĩnh vực B2B, hãy cố gắng thiết lập quan hệ
cá nhân trước khi nói chuyện làm ăn. Điều nầy lý giải lý do vì sao chúng
ta thấy nhiều “deal” làm ăn lớn được xảy ra trên sân gôn, nhiều hợp
đồng mua bán được thỏa thuận trên sân tennis hay trên bàn nhậu.
Ngoài yếu tố quan hệ, bán hàng cho doanh nghiệp cũng được Selling Power tổng kết thành một số kinh nghiệm phổ biến như sau:
- Trước hết hãy so sánh sản phẩm/dịch vụ của bạn với các công ty khác xem bạn hơn người ta ở những điểm nào?
- Phân loại khách hàng từ số dữ liệu mà bạn có chia họ thành nhóm dựa trên nhu cầu mà họ cần. Loại bỏ những nhóm mà nhu cầu của họ bạn không bao giờ đáp ứng được, hoặc nếu cố gắng lắm cũng không thể đáp ứng tốt bằng công ty khác.
- Trong số những nhóm khách hàng còn lại, nhóm khách hàng nào có nhu cầu phù hợp với những điểm mạnh của bạn?
- Tìm hiểu thật kỹ càng số khách hàng này, ai là người có quyền quyết định, ai là người không quyết định nhưng cũng có tiếng nói quan trọng.
- Trong số những người quan trọng đó, từng người trong số họ có thể có những quan tâm khác nhau, họ quan tâm điều gì? Họ biết gì về công ty bạn, suy nghĩ như thế nào về công ty bạn, điểm nào tốt, điểm nào xấu?
- Chuẩn bị nội dung mà bạn sẽ trình bày khi gặp họ, trong đó chứng tỏ cho họ thấy những điều họ cần nhất chính là những mặt mạnh trong sản phẩm/dịch vụ của bạn. Nội dung trình bày của bạn cũng cần phải bao gồm những thông tin cập nhật nhằm xoá tan đi những suy nghĩ, nhận thức không đúng, lệch lạc về công ty bạn.
- Lên kế hoạch tiếp cận từng khách hàng một. Nếu không gặp được cùng lúc những nhân vật quan trọng thì hẹn gặp từng người một (càng tốt). Khi tiếp xúc từng người thì lưu ý tập trung trình bày sâu vào những vấn đề mà nhân vật ấy quan tâm chứ không nên trình bày lan man. Nếu bạn không am hiểu tường tận về mặt kỹ thuật thì nên đưa người am hiểu kỹ thuật đi cùng để có thể giải đáp ngay những thắc mắc có liên quan đến kỹ thuật.
- Sau khi tiếp xúc xong, tiếp tục theo dõi, hỏi han, thăm viếng để phát hiện và giải quyết những vướng nhằm sớm tiến đến ký hợp đồng.
- Nếu giữa sản phẩm của bạn và những công ty khác hầu như không có sự chênh lệch rõ ràng, thì tìm cách tănggiátrị bằng cácdịch vụ cộng thêm khác.
- Xây dựng quan hệ lâu dài bằng chữ tín và sự tận tình.
Lưu ý: Gọi khách hàng
của bạn là công ty, nhưng thực ra công ty ấy không mua sản phẩm/dịch vụ
của bạn, mà những người trong công ty ấy mới chính là người mua hàng,
cho nên xây dựng quan hệ cá nhân là vô cùng quan trọng.
Theo sellingpower.vn