Ngày nay, các doanh nghiệp, dù hoạt động trong bất kỳ lĩnh vực nào: dịch vụ tài chính, viễn thông, bán lẻ, công nghệ cao, đều hiểu rằng thành công chỉ đến khi dịch vụ họ mang lại cho các khách hàng hay đối tác của mình là tốt nhất. Ứng dụng CRM là biện pháp cần thiết để nâng cấp dịch vụ khách hàng trong mỗi
doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc lựa chọn ra một giải pháp CRM phù hợp với
bản thân doanh nghiệp không dễ dàng, luôn đặt ra thách thức với hầu hết
doanh nghiệp; đặc biệt đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Có 10 điều
các doanh nghiệp cần chú ý khi lựa chọn cho mình một giải pháp CRM thích
hợp.
1. Mục tiêu và chiến lược của doanh nghiệp.
Đây là điều đầu tiên, quan trọng nhất
doanh nghiệp cần quan tâm, nhằm định hướng cho quá trình tìm hiểu và cân
nhắc những giải pháp CRM phù hợp. Điều đáng nói là rất nhiều doanh
nghiệp thường không cho rằng đây là yếu tố quan trọng nhất khi cần cân
nhắc một giải pháp CRM.
Mục tiêu và chiến lược của doanh nghiệp phụ thuộc phần lớn vào quy mô
của doanh nghiệp và doanh nghiệp đó hoàn toàn có quyền quyết định. Do
đó, quá trình lựa chọn giải pháp CRM của doanh nghiệp quy mô nhỏ hay
trung bình hoàn toàn khác biệt so với với quá trình này tại một doanh
nghiệp cỡ “đại gia”. Dễ hiểu hơn có thể so sánh, những yêu cầu về dịch
vụ khách hàng đặt ra đối với một công ty viễn thông lớn có văn phòng đại
diện tại hàng trăm thành phố trên thế giới rất khác so với yêu cầu
tương tự tại một doanh nghiệp bán lẻ nhỏ tại vùng Trung Đông, chằng hạn.
Đôi khi yếu tố về khả năng công nghệ thông tin
(IT) của doanh nghiệp lại thường bị bỏ qua khi xem xét các mục tiêu của
doanh nghiệp. Vấn đề không phải là doanh nghiệp cần hoạch định ra những
chiến lược về IT, doanh nghiệp cần hiểu rằng trước hết họ cần xác định
rõ các mục tiêu kinh doanh, sau đó là đưa ra những chiến lược IT cụ thể
nhằm đạt được những mục tiêu đã đặt ra.
Sau cùng, doanh nghiệp cần tự đặt ra các câu hỏi như:
- Các mục tiêu tăng trưởng đã được xác định rõ ràng chưa? Nếu đã xác
định rõ ràng các mục tiêu thì đâu là là mục tiêu đầu tiên, quan trọng
nhất, tiếp sau đó là những mục tiêu nào?
- Khách hàng thường tiếp cận với các dịch vụ khách hàng của doanh
nghiệp thông qua điện thoại hay email? Các dịch vụ tự phục vụ có quan
trọng với doanh nghiệp không và liệu có thể giám sát dịch vụ đó qua mạng
Internet được không?
Tóm lại, một quyết định về lựa chọn giải pháp CRM thích hợp trước hết
phải là một quyết định mang tính kinh doanh của doanh nghiệp. Một khi
các mục tiêu kinh doanh đã được xác định, các yếu tố khác – mà đầu tiên
là khả năng công nghệ – sẽ cần được xem xét tiếp theo đó.
2. Lựa chọn giữa một hệ thống CRM trong nội bộ doanh nghiệp hay một hệ thống CRM trực tuyến.
Doanh nghiệp cần xác định loại hình nào
phù hợp với cơ cấu tổ chức, văn hóa doanh nghiệp của mình bởi vì mỗi
loại hình đều có những ưu điểm riêng.
Một hệ thống CRM trực tuyến thường có những ưu điểm như: dễ dàng
trong tạo dựng hệ thống, an toàn và sử dụng khá thuận tiện. Tuy vậy nếu
các nhân viên trong doanh nghiệp chưa có thói quen truy cập vào mạng
Internet, việc ứng dụng phần mềm CRM trực tuyến có thể sẽ không khả thi.
Trong khi đó việc xây dựng hệ thống CRM trong nội bộ doanh nghiệp cho
phép doanh nghiệp dễ dàng trong việc tích hợp với những ứng dụng sẵn
có.
Tóm lại, một doanh nghiệp tầm cỡ, có sẵn hệ thống CRM nội bộ, nên lựa
chọn sử dụng hệ thống CRM trực tuyến; như vậy khả năng về CRM của họ sẽ
được tăng cường, đặc biệt đối với những chi nhánh nằm xa trụ sở chính.
Hay một doanh nghiệp quy mô nhỏ nhưng có tốc độ phát triển nhanh cũng
nên tạo dựng một hệ thống CRM trực tuyến; như vậy doanh nghiệp sẽ có thể
tiếp cận những phần mềm CRM đang dẫn đầu trên thị trường mà không phải
tốn chi phí đầu tư thêm cho phần cứng hay phần mềm. Tuy nhiên nếu doanh
nghiệp của bạn có một bộ phận IT riêng biệt có thể hỗ trợ hoạt động CRM,
bạn chỉ cần một hệ thống CRM nội bộ doanh nghiệp.
3. Ngân sách của doanh nghiệp:
Nếu các mục tiêu kinh doanh của doanh đã
được xác định rõ ràng, điều tiếp theo cần phải quan tâm đó là: để thực
hiện những mục tiêu đó, doanh nghiệp có thể bỏ qua một khoản ngân sách
bao nhiêu?
Chi phí ban đầu thấp nhất cho một giải pháp CRM chưa hẳn đã là có
lợi, đơn giản vì chi phí ban đầu chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng chi
phí doanh nghiệp sẽ phải bỏ ra cho một giải pháp CRM. Thông thường chi
phí bỏ ra để mua quyền sử dụng một giải pháp CRM chỉ chiếm 30 % tổng chi
phí; 70 % chi phí còn lại dành cho: điều chỉnh hệ thống CRM theo yêu
cầu khách hàng, tích hợp với các ứng dụng khác, duy trì hệ thống, triển
khai, đào tạo sử dụng hệ thống và nâng cấp hệ thống.
Trừ khi những chi phí này được tính toán
trước, nếu không doanh nghiệp sẽ cần phải thương lượng với các nhà cung
cấp, vì các nhà cung cấp thường có thói quen đưa ra mức chi phí cao hơn
thực tế. Kết quả là chi phí cao sẽ khiến việc ứng dụng CRM thất bại.
Doanh nghiệp cần hiểu rằng đây là 1 yếu tố khá quan trọng khi cân nhắc 1
giải pháp CRM
No comments:
Post a Comment