“Việc
làm ăn giữa khách hàng và nhà cung cấp không còn đơn độc mà thay vào đó
là việc thường xuyên liên hệ qua lại. Từ đó tăng ảnh hưởng của nhà cung
cấp với khách hàng đồng thời tăng niềm tin và sự cộng tác lâu dài từ hai
phía.”
Trong kinh doanh, mục đích của doanh
nghiệp là làm sao có được khách hàng mới và gìn giữ khách hàng tiềm
năng. Nếu chỉ làm ăn với khách hàng theo hình thức bàn giao sản phẩm và
hỗ trợ họ trong thời gian bảo hành thì sẽ rất khó để có thể giữ được
niềm tin của khách hàng khi hệ thống gặp sự cố. Khái niệm On – Demand ra đời đã làm cho mối quan hệ của khách hàng và nhà cung cấp ngày càng bền chặt.
Ngày nay, khái niệm dịch vụ đi liền với
chăm sóc khách hàng, khái niệm sản phẩm đã dần thay đổi, đặc biệt là sản
phẩm phần mềm. Các nhà sản xuất đã thay đổi dần từ sản xuất những hệ
thống đóng gói mang tính tổng quan sang hệ thống cấu trúc module mang
tính nhu cầu. Các công ty bây giờ không muốn phát triển hệ thống theo
hình thức “ăn đứt, bán đoạn” với sản phẩm là một chiếc đĩa CD mang đến
bàn giao với khách hàng mà họ hướng sản phẩm đến theo nhu cầu của từng
loại khách hàng, từng loại doanh nghiệp.
Nếu đứng trên khía cạnh một công ty lớn, để áp dụng một hệ thống CRM
với 100% module là điều đơn giản. Họ có vốn, có nhân sự, có thời gian
nhưng với một doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ thì việc triển khai một
hệ thống CRM với đầy đủ các chức năng là một điều khó khăn. Họ không có
đủ vốn, đủ nhân sự và đủ thời gian để có thể vận hành hệ thống này.
Chính vì thế sự ra đời của CRM On – Demand
đánh dấu một bước tiến lớn trong việc triển khai sản phẩm của các công
ty phát triển phần mềm cho khách hàng. Nó mở ra một phương thức, một
trang kinh doanh mới. Hãy nhìn vào các công ty phần mềm ngày nay, phương
thức của họ sử dụng để tiếp thị sản phẩm đó là cho khách hàng dùng thử
sản phẩm phần mềm (free trial version) trong thời gian 30 ngày và nếu
khách hàng cảm thấy thích thú với sản phẩm đó, họ có thể mua sản phẩm
phiên bản đầy đủ (full version) bằng cách liên hệ với nhà cung cấp. Đó
là hình thức kinh doanh của phần mềm.
Còn với CRM On – Demand thì khác. Trong CRM On – Demand
có rất nhiều các module quản lý thông tin khách hàng dựa trên phương
diện tài chính. Những module quản lý thông tin mang tính chất “tĩnh”
thường được các nhà cung cấp cấp cho khách hàng dùng miễn phí trên nền
tảng web. Phía công ty phát triển hệ thống sẽ đảm nhận vai trò cung cấp,
tư vấn, hỗ trợ và bảo mật. Còn phía khách hàng sẽ đảm nhận vai trò cung
cấp thông tin, đảm bảo tính chính xác của thông tin và liên lạc thường
xuyên với các bên cung cấp.
Không còn hình thức “Ăn đứt, bán đoạn”
nữa, một hình thức khác được hình thành. Đó là sự liên lạc thường xuyên
giữa khách hàng và nhà cung cấp. Khi khách hàng có yêu cầu thì nhà cung
cấp dịch vụ sẽ đáng ứng yêu cầu đó. Và khi số lượng thông tin về các mối
quan hệ đã lớn thì nhà cung cấp nên tư vấn cho khách hàng sử dụng thêm
module nhằm nâng cao khả năng phân tích, tăng hàm lượng chất xám trong
tìm kiếm cơ hội làm ăn và thống kê doanh số… Do đó, phía khách hàng sử
dụng hệ thống sẽ có nhu cầu thiết lập thêm module và phía nhà cung cấp
sẽ đảm nhận việc này đồng thời gia tăng giá trị cho chính bản thân họ.
Việc làm ăn giữa khách hàng và nhà cung
cấp không còn đơn độc mà thay vào đó là việc thường xuyên liên hệ qua
lại. Từ đó tăng ảnh hưởng của nhà cung cấp với khách hàng đồng thời tăng
niềm tin và sự cộng tác lâu dài từ hai phía.