Showing posts with label phan mem crm 2015. Show all posts
Showing posts with label phan mem crm 2015. Show all posts

20 Jul 2015

4 LÍ DO HỆ THỐNG CRM LÀ TÀI SẢN GIÁ TRỊ NHẤT CỦA BẠN

Tôi rất thích thảo luận về chủ đề “Tài sản giá trị nhất trong kinh doanh” với các nhà quản lí mà mình đã gặp, và tôi đã nhận được nhiều loại câu trả lời khác nhau tùy thuộc vào ngành nghề, quy mô và tình trạng kinh doanh của họ. Những người chủ cửa hàng hay khách sạn thường nói đến “Địa điểm”, trong khi quản lí của những công ty IT chọn những sản phẩm công nghệ mới nhất hay đối tác của mình. Quản lí của những công ty tư vấn nói rằng trí tuệ của nhân viên mới là thứ đáng giá nhất. Những người khác lại nhấn mạnh vào bản quyền và thương hiệu. Những yếu tố như đội ngũ quản lí, sự tận tụy của nhân viên và đội ngũ bán hàng giỏi cũng được đề cập.
Tất cả những điều các nhà quản lí đề cập ở trên đều phục vụ cho mục đích mang lại nhiều khách hàng hơn cho doanh nghiệp. Điều đó cho thấy khách hàng là yếu tố sống còn trong kinh doanh – Họ giúp thanh toán các hóa đơn và tiền lương cho nhân viên. Vậy tại sao khách hàng thường nói rằng mình bị các nhà cung cấp bỏ rơi?
Khách hàng ngừng mua hàng vì nhiều lý do: họ di chuyển đến nơi khác, họ ngừng kinh doanh, hoặc họ mua hàng của đối thủ cạnh tranh. Theo ước lượng, những lý do này là nguyên nhân cho 34% lượng khách hàng mất đi của các doanh nghiệp. 66% còn lại mất đi vì lý do khác – Họ cảm thấy bị các công ty bỏ rơi. May mắn thay, chúng ta có thể cải thiện điều này.

Hiểu biết thấu đáo về khách hàng của bạn:

Tôi cảm thấy khó hiểu khi nhiều công ty vẫn sử dụng Spreadsheet (File Excel) để lưu trữ dữ liệu khách hàng. Spreadsheet dễ thất lạc, lỗi thời, và chúng có thể rơi vào tay kẻ xấu. Danh thiếp cũng rất quan trọng cho việc thu thập dữ liệu khách hàng. Nhưng tờ danh thiếp nằm trên bàn thì thật khó quản lý.
Hai cách quản lý thông tin ở trên đã bỏ lỡ một điều quan trọng – Sự chia sẻ và phối hợp. Dữ liệu khách hàng chỉ có giá trị khi thường xuyên được thu thập và cập nhật liên tục.
Tôi từng có cơ hội nghe ông Eiliv M. Liljevik – Giám đốc bán hàng của Making Waves – chia sẻ một câu chuyện tuyệt vời. Với vai trò là người đồng sáng lập Making Waves, ông luôn đam mê với việc phát triển kinh doanh cho công ty. Making Waves bắt đầu với 14 nhân viên, và bây giờ con số đó là 300. Sự phát triển tuyệt vời này có được phần lớn nhờ việc tận dụng sức mạnh của hệ thống CRM ((Customer Relationship Management – Quản Trị Quan Hệ Khách Hàng).
Ngay từ lúc thành lập năm 2001, Eiliv đã yêu cầu mọi người trong công ty nhập vào dữ liệu của tất cả các khách hàng hiện có. Quan trọng nhất là, bất kỳ khách hàng hoặc cá nhân nào đã liên hệ cũng phải được đăng ký trong cơ sở dữ liệu của CRM trung tâm. Địa chỉ email là thông tin được ưu tiên hàng đầu. Lượng thông tin này trở thành yếu tố cốt lõi cho các chương trình chăm sóc khách hàng và khách hàng tiềm năng của Making Waves.
Dưới đây là các lí do khiến hệ thống CRM trở nên vô cùng giá trị:

1.CRM cho phép bạn đăng kí Người có nhu cầu (Lead) và Các cá nhân đã liên hệ (Contact):

Bạn không thể biết chắc chắn khi nào một Lead sẵn sàng mua sản phẩm của mình. Có thể không phải hôm nay. Nhưng hãy chăm sóc và giữ liên hệ với họ. Không bao giờ là quá muộn cho việc quản lý thông tin khách hàng, khách hàng tiềm năng và những liên hệ cá nhân. Tất cả những gì bạn cần phải làm là phân loại dữ liệu, sau đó bạn có thể bắt đầu thực hiện chiến lược CRM để đáp ứng nhu cầu của từng nhóm đối tượng. Hãy phân loại rõ:
Khách hàng hiện tại, Khách hàng đã mất, Khách hàng tiềm năng (Prospect), Nhà cung cấp, Đối tác, Đối tác tiềm năng, những người có ảnh hưởng đến việc mua hàng và những khách hàng bị động. Bạn cũng nên cân nhắc đến việc chia khách hàng thành các nhóm A, B, và C dựa trên những chương trình tiếp cận và ưu đãi khác nhau cho mỗi phân khúc. Như vậy bạn có thể thoát khỏi những bảng Spreadsheet một lần và mãi mãi.

2. Bạn có thể theo dõi tất cả các tương tác với khách hàng:

Bạn có thể theo dõi tất cả tương tác với khách hàng của tất cả nhân viên trong công ty. Lần tới, khi nói chuyện với một khách hàng hoặc khách hàng tiềm năng, bạn sẽ có nhiều lợi thế hơn khi biết chính xác mình cần nói điều gì. Khách hàng của bạn sẽ cảm thấy họ được quan tâm, và điều này giúp xây dựng một mối quan hệ đối tác lâu dài. Email cũng nên ở trong hệ thống, chứ không phải chỉ ở trong hòm mail cá nhân của từng nhân viên.

3. CRM chỉ ra các cơ hội mới:

Bạn vẫn “không bán được” sản phẩm của mình cho bao nhiêu khách hàng tiềm năng? Có thể là rất nhiều. Tôi thường nói với đội ngũ bán hàng của tôi là “không” rất có thể có nghĩa là “không phải hôm nay”. Hầu hết các khách hàng chỉ liên hệ với nhà cung cấp hiện tại, cho đến khi họ bị bỏ mặc. Do đó, việc lưu trữ và giữ liên hệ với các khách hàng tiềm năng trong CRM là rất quan trọng. Nếu bạn có một biểu mẫu (form) đăng kí nhận tin hoặc một kế hoạch tổ chức hội thảo hiệu quả, công ty bạn có thể giành được khách hàng từ các đối thủ.

4. CRM làm cho tài sản có giá trị nhất của bạn – thông tin khách hàng – tồn tại lâu dài.

Mọi người đều sẽ thay đổi công việc. Bạn đã bao giờ trải nghiệm cảm giác một nhân viên rời bỏ công ty và mang theo tất cả khách hàng mà họ đang phụ trách chưa? Tất cả những gì liên quan đến khách hàng như quy trình bán hàng, thông tin liên hệ, v..v đều không còn có thể sử dụng, bởi vì khách hàng đó chưa được đăng ký trên hệ thống và chỉ được lưu trữ nội bộ trên máy tính của nhân viên nghỉ việc.
Đừng để điều đó xảy ra với bạn.
Vậy, bạn đang quản lí thông tin khách hàng như thế nào?

10 lí do nhân viên của bạn không sử dụng hệ thống CRM

Là CEO của một công ty CRM, tôi thường nhận được những câu hỏi như tại sao trọng một số doanh nghiệp, các nhân viên bán hàng lại không sử dụng hệ thống CRM (Customer Relations Management – Quản trị quan hệ khách hàng). Nhiều doanh nghiệp đầu tư hàng ngàn đô la vào hệ thống CRM nhưng tỷ lệ sử dụng lại không cao như họ mong đợi.
Với câu hỏi: “Tại sao các hệ thống CRM lại không được chấp nhận như dự kiến ban đầu?”, chúng tôi đã nhận được mười câu trả lời phổ biến như sau:
“Tôi phải dành thời gian để nhập liệu cho việc bán hàng!”
“Với hệ thống CRM, công ty có quyền truy cập vào tất cả các mối quan hệ khách hàng do tôi xây dựng nên… Họ có thể sa thải tôi ngay ngày mai và giữ lại tất cả các địa chỉ liên lạc và mối quan hệ tôi đã xây dựng được!”
“CRM không đem lại cho tôi bao nhiêu lợi ích, nhưng lại đem lại rất nhiều lợi ích cho những cấp cao hơn”
“Tôi đã phải bán hàng cả ngày… và tôi không muốn phải quay lại văn phòng hoặc làm thêm ở nhà chỉ để cập nhật thông tin vào hệ thống CRM”
“Cấp trên của tôi không bao giờ kiểm tra hệ thống, vậy tại sao tôi lại cần bận tâm đến nó?”
“Hệ thống quá cứng nhắc và không phù hợp với việc bán hàng thực tế!”
“Tôi đã là nhân viên bán hàng hàng đầu trong 10 năm qua mà không cần tới hệ thống CRM!”
“Chúng tôi đã thất bại khi sử dụng CRM vào năm trước, sử dụng lại một lần nữa liệu có tác dụng gì không?”
“Bảng tính Excel làm việc cũng tốt mà!”
“CRM cung cấp quá nhiều khả năng hiển thị và trách nhiệm về những việc tôi đang làm, và tôi nghĩ tốt hơn mình nên thận trọng cho đến cuối tháng/cuối quý!”
Để giải quyết 10 vấn đề này, dưới dây là hoạt động để tối đa hóa việc áp dụng hệ thống CRM. Những hoạt động này được rút ra từ những kinh nghiệm mà tôi học được trong những năm qua:
1. Hãy khiến CRM trở thành công cụ giúp nâng cao hiệu suất công việc:
CRM cần được định vị như là một công cụ sẽ giúp các doanh nghiệp bán được nhiều hàng hóa và dịch vụ hơn thay vì chỉ là một hệ thống lưu trữ thông tin khách hàng. Nghe có vẻ đơn giản. Tuy nhiên tôi đã thấy nhiều đội ngũ bán hàng chỉ sử dụng CRM đơn giản với vai trò là một báo cáo cho công việc của họ
Những công cụ trong hệ thống CRM như: biểu mẫu thuyết trình, văn bản chào hàng, công cụ báo cáo cá nhân, danh sách việc cần làm, tích hợp với Outlook và danh sách kiểm tra quy trình bán hàng… sẽ giúp bạn cải thiện hiệu quả và hiệu suất của đội ngũ bán hàng. Tất cả những gì bạn cần làm là phải nhanh chóng chứng minh hiệu quả của hệ thống CRM với đội ngũ bán hàng của bạn.
2. Sử dụng CRM để quản lí doanh nghiệp:
Nếu bạn là phó phòng bán hàng, hãy tổ chức các cuộc họp đánh giá hệ thống CRM, bao gồm các cuộc họp dự đoán kết quả, đánh giá pipeline (nguồn bán hàng) và báo cáo các trường hợp ngoại lệ. Hãy thiết lập các bảng điều khiển nhằm cho những quản lí bán hàng thấy rằng chính bạn cũng đang sử dụng tốt hệ thống. Đồng thời, hãy đảm bảo các quản lí cấp cao cũng đang sử dụng và thu lợi từ hệ thống. Bạn có thể dẫn ra mức lợi nhuận tăng thêm để nâng cao sức thuyết phục.
3. Nhập vào dữ liệu đúng:
CRM chỉ hoạt động nếu các dữ liệu cơ bản được nhập vào là chính xác. Bạn cần phải đảm bảo dữ liệu phù hợp, sạch sẽ và được duy trì thường xuyên. Hãy thiết lập vùng chứa dữ liệu để đảm bảo tính toàn vẹn của dữ liệu. Mỗi người sử dụng CRM đều có quyền sở hữu cá nhân về tính toàn vẹn của dữ liệu.
4. Huấn luyện nhân viên:
Nếu các nhân viên bán hàng không được đào tạo về cách hưởng lợi từ việc sử dụng hệ thống CRM, mọi người sẽ không sử dụng nó. Nhiều nhà cung cấp CRM như CampaignerCRM có các buổi tập huấn toàn diện cho những người dùng cuối, vậy nên bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian.
Các lớp tập huấn nên tập trung tăng cường quy trình bán hàng, giải thích các thuật ngữ, hướng dẫn những tùy chỉnh theo lĩnh vực và cách sử dụng các công cụ khác để phù hợp với hoàn cảnh. Một cuộc tập huấn dựa trên vai trò có thể có hiệu quả tùy thuộc vào quy mô công ty. Việc tập huấn cần được thực hiện càng nhanh càng tốt để có thể lập tức phối hợp với hệ thống CRM. Nhiều nhà cung cấp sẽ tùy chỉnh sẵn quy trình đào tạo này cho doanh nghiệp của bạn.
Nhiều doanh nghiệp vẫn không có kế hoạch đào tạo phù hợp để hỗ trợ việc triển khai hệ thống CRM trong nội bộ doanh nghiệp. Và đó chính là lí do hệ thống CRM thất bại trong doanh nghiệp bạn.
5. Tích hợp với các công cụ bán hàng:
Nhiều hệ thống CRM có bao gồm các thư viện dữ liệu giúp người dùng duy trì những bức thư cam kết của khách hàng, thông tin giới thiệu sản phẩm, bảng giá, catalog, hợp đồng, v..v.. Hãy chắc chắn rằng khi ra mắt, CRM được cài đặt với tất cả các tài liệu và là phiên bản hiện hành.
6. Tập trung tất cả các Lead (người mua có nhu cầu) vào hệ thống CRM:
Những Lead mới là nguồn sống của mọi doanh nghiệp bán hàng. Hãy khiến CRM trở thành nguồn lưu trữ tất cả các Lead mà đội ngũ bán hàng của bạn có.
7. Phổ biến rộng rãi:
Trên đây là một vài phương pháp giúp bạn ngâng cao tỉ lệ sử dụng hệ thống CRM trong doanh nghiệp. Khi được sử dụng đúng cách, những lưu ý trên có thể giúp CRM thân thiện hơn với doanh nghiệp của bạn. Bạn cũng có thể muốn theo dõi việc sử dụng CRM để củng cố khi cần thiết Tôi đề nghĩ rằng các miêu tả công việc và các đánh giá hiệu quả đội ngũ kinh doanh nên bao gồm cả bảng tham khảo sử dụng hệ thống CRM.
Mục đích cuối cùng của chiến lược thực hiện CRM cho doanh nghiệp là giúp đội ngũ bán hàng nhận ra tỉ lệ đặt hàng và lợi nhuận của họ được nâng cao nhờ hệ thống CRM. 7 lưu ý phía trên sẽ giúp đội ngũ bán hàng của bạn nhận ra rằng CRM là một công cụ thực sự hữu ích và hoàn toàn có thể giúp làm tăng lòng trung thành của khách hàng, giúp bán được nhiều sản phẩm hơn, và giúp giải quyết được 10 vấn đề mà chúng ta đã đề cập ở đầu bài.
Tác giả: Rick Faulk

13 May 2015

HIGHLIGHT TÍNH NĂNG HAY TRONG PHIÊN BẢN PHẦN MỀM CRM PRO 2015 (PHẦN 3)

Tính năng hay trong phiên bản phần mềm CRM Pro 2015

Ở 2 bài viết trước OnlineCRM đã giới thiệu 1 số tính năng hay của phần mềm CRM Pro 2015. Hôm nay, OnlineCRM sẽ tiếp tục gửi đến quý khách hàng những tính năng hay của phần mềm CRM pro 2015 dưới đây:

20. Users Data Transfer

 User Data Transfer là chức năng hỗ trợ việc di dời dữ liệu hàng loạt từ người dùng này sang người dùng khác trong trường hợp nhân viên nghỉ việc hoặc thuyên chuyển công tác.
phan mem crm
Users data transfer

21. Login As

– Login As là chức năng hỗ trợ admin login thử nghiệm với user bất kì mà không cần phải biết mật khẩu. (chức năng này thường dùng để admin kiểm tra quyền đăng nhập của user đã đúng như cấu hình hay chưa hoặc dùng để trợ giúp người dùng kiểm tra 1 vấn đề bất kì bằng tài khoản của chính họ)
– Chỉ Admin mới có quyền sử dụng chức năng này.
phan mem crm
Login As
phan mem crm
Login as

22. Notification

– Hỗ trợ cảnh báo:
+ Task/ Call/ Meeting chưa hoàn thành,
+ New Task/meeting/Call mới được assign
+ Cảnh báo gần đến ngày sinh nhật khách hàng
Phan mem crm
Số lượng Notification
phan mem crm
Màn hình cảnh báo gần đến ngày sinh nhật
Phan mem crm
Màn hình cảnh báo Task/Call/Metting được assigned
Phan mem crm
Màn hình cảnh báo Call/Task/Metting chưa hoàn thành

23. Facebook Theme

– Lấy cảm hứng từ Facebook – MXH nổi tiếng nhất thế giới hiện nay, OnlineCRM tích hợp bộ theme mới cho SugarCRM có tên là Facebook Theme. Người dùng có thể chọn lựa mẫu theme này cho mình trong màn hình Profile:
Phan mem crm
Facebook theme

24. Default Email Templates

– Phiên bản mới mặc định một số mẫu email template để khách hàng có thể sử dụng ngay
  24.1 Email chúc mừng sinh nhật khách hàng
Chúc mừng sinh nhật khách hàng
Chúc mừng sinh nhật khách hàng
24.2 Email chúc mừng & thông báo lịch nghỉ lễ 30/04 & 01/05
Phan mem crm
Chúc mừng và thông báo nghỉ lễ
24.3 Email chúc mừng nữ khách hàng ngày 20/10
Phan mem crm
Chúc mừng 20/10
24.4 Email chúc mừng giáng sinh & Tết dương lịch
Phan mem crm
Chúc mừng giáng sinh và năm mới
24.5 Chúc mừng ngày 08/03
Phan mem crm
Chúc mừng 8/3
24.6 Email cám ơn & chúc Tết Nguyên Đán khách hàng
Phan mem crm
Phan mem crm
Chúc mừng tết nguyên đán
24.6 Email chúc mừng ngày 02/09
phan mem crm
Chào mừng 2/9

 25. Advanced Reports

25. 1 Danh sách các khách hàng mới đến từ nguồn giới thiệu (bởi kh cũ)
Phan mem crm
Danh sách khách hàng do khách hàng cũ giới thiệu
25.2 Danh sách khách hàng chưa cập nhật email
Phan mem crm
Danh sách khách hàng chưa cập nhật email
25.3 Danh sách khách hàng chưa cập nhật ngày sinh (còn thiếu ngày sinh)
Phan mem crm
25.4 Danh sách khách hàng chưa cập nhật đầy đủ địa chỉ
Phan mem crm
Danh sách khách hàng chưa cập nhật địa chỉ
25.5 Danh sách khách hàng chưa cập nhật điện thoại
Phan mem crm
Danh sách khách hàng chưa cập nhật số điện thoại
25.6 Thống kê lịch sử đăng nhập của người dùng
Phan mem crm
Thông kê lịch sử đăng nhập của người dùng
25.7 Thống kê hoạt động của người dùng
Phan mem crm
Thông kê hoạt động của người dùng
25.8 Top 10 khách hàng có doanh thu cao nhất
Phan mem crm
Top 10 khách hàng có doanh thu cao nhất

25.9 Top 10 nhân viên có doanh số cao nhất

Phan mem crm
Top 10 nhân viên có doanh số cao nhất
OnlineCRM đã chia sẽ đến quý khách hàng những tính năng hay trong phần mềm CRM Pro 2015 của bản beta 1. OnlineCRM sẽ cập nhật  sớm nhất những tính hay mới trong bản beta2. Mời quý khách hàng cùng đón xem.