Ở các nước phát triển, gần như 100% doanh nghiệp sử dụng phần mềm CRM. Còn tại Việt Nam, nếu bạn là Giám đốc hay chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ, còn đang băn khoăn trước khi ra quyết định có đầu tư vào một phần mềm CRM hay không thì đây có thể là vài lời khuyên hữu ích giúp các ông chủ sớm có câu trả lời.
1) Một vốn bốn lời
Chi phí đầu tư cho phần mềm CRM là rất hợp lý ở thời điểm hiện tại.
Việc ứng dụng phần mềm có hai kết quả, thứ nhất nâng cao năng suất lao động, thứ hai là mang lại lợi nhuận nhưng không đầu tư thì chắc chắn sẽ không thu được gì. Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ không phải chuyện không có khả năng đầu tư mà là họ chưa ý thức được giá trị của đầu tư mang lại và giá trị của sở hữu trí tuệ mà họ cần phải đầu tư vào như là phần mềm. Nhiều doanh nghiệp hiện nay chưa ý thức được khi đầu tư vào phần mềm họ nhận được cái gì.
Ví dụ đơn giản là với nhà sản xuất nếu bảo họ đầu tư một cái máy, tăng gấp đôi năng suất đầu ra của họ thì họ đầu tư dễ dàng nhưng nếu bảo họ đầu tư vào một phần mềm để giúp cho họ nâng doanh số bán hàng thì vì họ quen việc tính toán với cái máy nhưng với phần mềm để nhìn ra được kết quả thì ko phải ai cũng làm được.
Vậy làm thế nào để tính toán được giá trị mang lại từ việc đầu tư vào hệ thống phần mềm CRM ? Bốn yếu tố cơ bản tiếp theo chính là “bốn cái lời” mà Doanh nghiệp có được.
2) Không ai tắm hai lần trên một dòng sông
Không thay đổi thì không thể phát triển bắt kịp với xu thế của thị trường và xã hội, đổi mới trong quản lí doanh nghiệp chính là giúp doanh nghiệp tồn tại vững bền.
Vậy khi áp dụng CRM thì doanh nghiệp sẽ thay đổi được gì?
Phần mềm CRM phục vụ cho nhiều cách khác nhau, không chỉ theo quy trình nghiệp vụ sẵn có mà còn đồng thời là có thể cho phép công ty và doanh nghiệp thay đổi cách ứng xử, cách làm việc và cách tương tác với khách hàng. Trong nhiều trường hợp không chỉ thay đổi công ty mà thay đổi thói quen làm việc của nhân viên và đây là một cái cách rất hữu hiệu để thay đổi thói quen làm việc của nhân viên, giúp cho nhân viên có được năng suất cao hơn, rõ ràng có thể coi đây là một bước chuyển đổi.
Tuy nhiên, thói quen của nhân viên và nhiều nhân viên không muốn thay đổi và thay đổi không phải chuyện dễ, vì vậy người đứng đầu kiên quyết là rất quan trọng.
3) Khách hàng tiềm năng nhất chính là khách hàng hiện tại
Hay nói cách khác là Giữ chân khách hàng cũ bằng phần mềm CRM.
– Chi phí bán hàng và chi phí phục vụ khách hàng cũ cũng thấp hơn nhiều so với một khách hàng mới. Phần mềm CRM sẽ giúp doanh nghiệp đạt được sự thoả mãn và trung thành của khách hàng. Nhiều doanh nghiệp “mải mê” tìm khách hàng mới, thậm chí đầu tư, duy trì với chi phí lớn cho các chiến dịch quảng cáo để tìm nguồn khách hàng mới mà quên mất khâu giữ chân, chăm sóc khách hàng hiện có. Những khách hàng trung thành thường xuyên mua hàng sẽ ít chú ý đến giá cả hơn, dễ phục vụ hơn. Những khách hàng hài lòng với doanh nghiệp sẽ phổ biến, khen ngợi doanh nghiệp với nhiều người khác, qua đó giúp doanh nghiệp có thêm những khách hàng mới.
– Mỗi cá nhân thường có nguồn database khách hàng riêng, ít chia sẻ. CEO chỉ cần quan tâm đến doanh số bán hàng. Do vậy, việc quan tâm khách hàng sau bán hàng thường được ít quan tâm vì đơn giản là các nhân viênSale cũng thường thay đổi chỗ làm. Mặt khác, các doanh nghiệp Việt Nam hầu như không có bộ phận R&D, do vậy cũng không có khái niệm lấy nhu cầu khách hàng để làm định hướng sản xuất kinh doanh các sản phẩm của mình.
4) Người dẫn đường thông thái:
Lựa chọn giải pháp mới trong quản trị doanh nghiệp liệu có phải một canh bạc?
Với CRM thì câu trả lời chắc chắn là: không có canh bạc nào cho sự cải tiến quá trình làm việc và quản lí khách hàng. Bởi CRM là giải pháp không mới trên thế giới nhưng ở Việt Nam còn vấp phải nhiều rào cản, sự e dè của các chủ doanh nghiệp như:
– Lo lắng về bảo mật
– Thay đổi cách làm việc truyền thống
– Đòi hỏi quá nhiều ở CRM
– Thậm chí có những người còn có câu hỏi: CRM là gì?
…
Tất cả những lí do và câu hỏi trên đều chỉ là biện minh cho sự trì trệ, bảo thủ, không dám thích nghi với cái mới.
5) Cú dứt điểm ngoạn mục:
Chốt hợp đồng khi đã chín muồi.
Trong quá trình tiếp xúc, gặp gỡ khách hàng, giới thiệu sản phẩm, bạn có làm tốt cỡ nào đi chăng nữa mà không ra được “cú dứt điểm ăn bàn” hay nói thẳng ra là không thuyết phục được khách hàng đặt bút kí vào hợp đồng mua hàng thì mọi cố gắng, nỗ lực đều công cốc.
Phần mềm CRM sẽ giúp bạn làm tốt khâu này bằng công cụ theo dõi Cơ hội, Hợp đồng hiệu quả. Nó sẽ giúp bạn luôn cập nhật tình hình từng hợp đồng hàng ngày, đang ở trong giai đoạn nào, đơn hàng nào có cơ hội dứt điểm, tiếp xúc khách hàng đến đâu… Hay nói cách khác, CRM sẽ giúp nhân viên bán hàng biết được khi nào cần phải ra đòn quyết định biến cơ hội bán hàng thành hợp đồng giấy trắng mực đen.
Sưu tầm
No comments:
Post a Comment