Google - “vua tiếp thị trực tuyến” đã và đang sử dụng nhiều
phương thức tiếp thị lạ để tìm khách hàng mới. Theo Wendy Kenny, nhà sáng lập
công ty chuyên về tiếp thị và quan hệ công chúng có tiếng tăm là 23 Kazoos ở Phoenix
(bang Arizona, Mỹ), tác giả của cuốn sách thuộc hàng best-seller How to Build
Buzz for Your Business (tạm dịch: Bí quyết tạo sự chú ý cho doanh nghiệp), các
doanh nghiệp nhỏ có thể học được năm kỹ năng tiếp thị dưới đây được đúc kết từ
hoạt động của Google.
1. Nhất nghệ
tinh
Trước khi tung ra các chương trình định vị và bản đồ
(Google Earth, Google Maps) hoặc phát triển hệ điều hành Android, Google đã
hoạt động rất hiệu quả ở lĩnh vực tìm kiếm thông tin trên mạng internet.
Công nghệ tìm kiếm
thông tin của Google đã rất tiên tiến ngay từ khi ra đời và nhờ liên tục cải
tiến, đến nay Google vẫn luôn đi tiên phong trong lĩnh vực này.
Bằng cách cam kết thực
hiện phương châm “Nhất nghệ tinh” trong kinh doanh, Google đã xây dựng được uy
tín trên thị trường, được đánh giá là trang web tìm kiếm thông tin nhanh, đầy
đủ và đáng tin cậy hàng đầu thế giới.
2. Không ngủ quên trên chiến thắng
Mặc dù đã khẳng định
được vị trí hàng đầu trong lĩnh vực tìm kiếm thông tin, nhưng Google không
ngừng thay đổi các thuật toán ứng dụng và các chức năng của trang web tìm kiếm
thông tin để tạo ra trải nghiệm ngày càng tốt hơn cho khách hàng.
Google hiểu rằng các
đối thủ cạnh tranh khác đang nỗ lực để đạt được thành công như mình nên luôn
tìm cách đi trước một bước bằng cách không ngừng cải thiện sản phẩm chủ yếu và
trình làng thêm những sản phẩm mới. Đây là điều mà các doanh nghiệp nhỏ dù muốn
cũng khó làm được.
Sở hữu một sản phẩm
tuyệt vời có thể giúp doanh nghiệp vươn lên hàng đầu, nhưng để duy trì vị trí
tiên phong, doanh nghiệp phải liên tục đổi mới và mang lại cho khách hàng những
điều thú vị mới.
3. Không bỏ nhiều trứng vào một giỏ
Dù đang thống lĩnh thị
trường tiếp thị trên internet nhưng Google không bỏ qua việc nghiên cứu cách
thức tiếp thị trực tuyến của các đối thủ cạnh tranh và vận dụng nhiều phương
thức tiếp thị khác nhau (bằng thư điện tử, bằng thư gửi qua đường bưu điện, qua
điện thoại) để tìm kiếm khách hàng mới.
Bằng cách vận dụng
nhiều chiến lược tiếp thị khác nhau, Google có thể tiếp cận được tất cả các đối
tượng khách hàng tiềm năng, chứ không chỉ riêng những khách hàng đã quan tâm và
đầu tư cho lĩnh vực tiếp thị trực tuyến.
4. Không ngừng sáng
tạo
Nhận thức được tầm
quan trọng của việc mở rộng và đa dạng hóa dịch vụ nên Google luôn cam kết xây
dựng một môi trường văn hóa đề cao tính sáng tạo. Chính thái độ cầu tiến này đã
giúp Google tạo ra nhiều phần mềm hữu dụng cho khách hàng như Google Earth, hệ
điều hành Android và Google Maps.
Mặc dù không phải sản
phẩm mới nào của Google cũng thành công (ví dụ trường hợp Google Wave), nhưng
nỗ lực sáng tạo ra những sản phẩm mới chính là nền tảng rất tốt để tập đoàn này
tiếp tục phát triển thành công nhiều sản phẩm khác trong tương lai.
5. Chú trọng tính hài
hước
Google luôn quan niệm
rằng làm kinh doanh là đem đến niềm vui cho mọi người. Ít có công ty nào thường
xuyên thay đổi logo nhưng không làm ảnh hưởng đến hình ảnh nhãn hiệu của mình
như Google.
Họ luôn tạo ra nhiều thiết
kế logo vui nhộn cho Google Doodles nhân những sự kiện và dịp nghỉ lễ đặc biệt.
Cách làm này không chỉ mang đến niềm vui cho người sử dụng và cho đội ngũ nhân
viên của Google, mà còn tạo ra nhiều cơ hội để đẩy mạnh dịch vụ quảng cáo trực
tuyến.
Một điều nữa mà Google
đang làm để đem đến niềm vui cho mọi người là ẩn giấu những điều ngạc nhiên nho
nhỏ hoặc những mẩu chuyện cười trong chức năng tìm kiếm thông tin. Những điều
ngạc nhiên ấy được gọi là Easter Eggs (trứng để mọi người tặng nhau trong lễ Phục
sinh), mà trên thực tế là những từ khóa tìm kiếm thông tin có thể cho ra những
trang kết quả thú vị.
Chẳng hạn, nếu người
sử dụng gõ cụm từ do a barrel roll (hãy xoay tròn) trong ô tìm kiếm thông tin
của Google Search thì màn hình máy tính sẽ bắt đầu xoay tròn. Những trò vui như
vậy của Google vừa gây sự chú ý cho khách hàng, vừa nâng cao sự gắn bó với
khách hàng và giúp họ cảm thấy thỏa mãn hơn.
Theo Startupnation
No comments:
Post a Comment